Page 329 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 329
chủ phải kêu lên rằng các tu sĩ thích xem Truyện con cáo
hơn là truyện các thánh tử vì đạo.
Kịch của thành thị bắt nguồn từ lối biểu diễn hóa trang của
nhân dân và phần nhiều mang tính chất hài hƣớc, châm biếm.
Tác phẩm nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là kịch "Rôbanh và
Mariông" của Ađamđơlahan (Adam de la Halle, 1238-1286), nội
dung miêu tả mối tình trung thực giữa một chàng trai và cô gái
chăn cừu.
4. Nghệ thuật kiến trúc
Trong sự suy thoái chung về văn hóa, thời sơ kì phong kiến,
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc kiểu La Mã hoàn toàn bị tàn tạ.
Lúc đó các giáo đƣờng và các lâu đài của lãnh chúa phong kiến
đều làm bằng gỗ. Đến thời Sáclơmanhơ, kiểu kiến trúc La Mã
đƣợc khôi phục nhƣng về nghệ thuật thì thô kệch, nặng nề chứ
không đƣợc đẹp nhƣ các công trình kiến trúc thời cổ đại. Thời kì
này, nhà thờ xây bằng đá mặt bằng hình chữ thập, tƣờng dày,
cửa sổ nhỏ, mái tròn, cột to và thấp. Nơi cửa ra vào có tháp
chuông nhọn và đồ sộ. Bên trong nhà thờ đƣợc trang sức bằng
những bức tƣờng thô sơ và những bức tranh tô màu lòe loẹt.
Đến nửa sau thế kỉ XII, ở
miền Bắc nƣớc Pháp xuất hiện
một kiểu kiến trúc mới gọi là kiến
trúc Gôtích. Đặc điểm của lối
kiến trúc này là vòm cửa nhọn,
nóc nhà nhọn, bên ngoài có tháp
cao vút, tƣờng tƣơng đối mỏng,
cửa sổ lớn và đƣợc trang sức bằng
nhiều loại kính màu làm cho