Page 119 - Lễ Hội Việt Nam
P. 119
"chiêm quân thổn duệ ”, chia vải tắm tượng mỗi người
một mảnh nhỏ để íấy khước, cầu may mắn tốt lành,
mạnh khoẻ tránh được ma quỉ, bệnh tật.
Lễ mộc dục trong các lễ hội truyền íhống đù đã bị
"tôn giáo hóa" nhưng (hông qua các nghi thức của nó
vẫn phẩn nào hé mở cho thấy cội nguồn xa xưa từ những
nghi thức cầu mưa của tín ngưỡng dân gian bản địa, của
cư dàn nông nghiệp trồng lúa nước truyền thống Việt
Nam. Nước ở đây chính là nước thanh tịnh, nước mát
ỉành, "nước phúc", có thể rửa sạch tanh hôi, bùn nhơ
(hình tượng Hai Bà Trưng trâm mình xuống dòng sông
Hát để rửa sạch bùn nhơ tanh hôi). Nước mang đến cho
sinh hoạt của cư dân, mang no ấm hạnh phúc đến cho cư
dân sản xuất nông nghiệp.
Trong lễ hội Bà chúa Xứ ở núi Sam thị xã Châu E)ốc,
tỉnh An Giang tổ chức vào dịp từ 24 đến 27 tháng 4 âm
lịch, khí đến nghi thức "xây chầu" [nghi thức cầu trời đất
thánh thần phù trợ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió
hòa, mùa màng tốt tươi, trăm họ yên vui...]. Nghi thức
có sự tham gia của các ca công tài tử hát bội, ông chủ tế
(chánh bái) của lễ hội cầm cành dưcttig nhúng vào nước
rồi vẩy ra xung quanh với những lời khấh cầu:
- Nlìấi sái thiên thanh: Vãi nước lên trời xanh cầu
mưa thuậti gió hòa.
119