Page 174 - Làng Khoa Bảng
P. 174

những cánh bèo  tụ  lại kín mặt ao. Tướng giặc tái mặt
     hiểu  thâm   ý  của  Quan  Quang:  Người  Việt  bao  giờ
     cũng  đoàn  kết  toàn  dân  để  bảo  vệ  giang  sơn,  không
     m ột  sức  m ạnh  nào  có  thể  khuât  phục  được.  Sau  đó,
     tướng  giặc  đã  hoãn  binh  mà  không  dám   tiến  quân
     sang  xâm  lược nước  ta  ngay.
         Trong  cuộc  kháng  chiến  chông  quân  xâm  lược
     M ông  Cổ  lần  thứ  nhâT  (1258),  Nguyễn  Quan  Quang
     có  nhiều công hiến nên được nhà  vua thăng đến chức
     Bộc xạ  (tương  đương Tể tướng).
         Nguyễn Quan Quang là  ông quan hết lòng vì dân
     vì nước, thanh liêm, trung thực, được trong triều ngoài
     dân mến phục cả  về  tài  lẫn về  đức.  Khi  tuổi già,  ông
     về  quê  hương mở trường dạy học, sống  một cuộc đời
     thanh  đạm .  Người  dân  Tam  Sơn  cho  rằng,  ông  là
     người  khai  sáng  nền  Hán  học  của  quê  hương,  mở
     đường  cho  đất  "Ba  Gò"  sau  này  có  "một  kho  nhân
     tài"...  Nơi  Nguyễn  Quan  Quang  dạy  học  về  sau  dân
     dựng  lên  m ột  ngôi  chùa  để  tưởng  nhớ  đến  người
     "sông như tu",  gọi  là  chùa  Linh  Khánh...

         Hằng năm cứ vào dịp 22 tháng Chạp âm lịch, dân
     vùng  Tam  Sơn  lại  tổ  chức  "Tế phong  mã"  để  tưởng
    nhớ tới vị  trạng nguyên  tài  năng và  đầy ân  đức.






        Nguyễn Tự Cường (1488 - 1548)
        Nguyễn Tự Cường sinh năm 1488, người làng Tam
    Sơn  (nay  là  xã  Tam  Sơn,  thị  xã  Từ Sơn),  có  cha  là  cụ



                               173
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179