Page 108 - Làng Khoa Bảng
P. 108
Xưa kia, làng Nguyệt Viên nổi tiếng ở xứ Thanh,
được nhiều người biết đến là "Làng khoa bảng" hay
"làng đại khoa". Cả xã Hoằng Quang có 22 người đỗ
khoa bảng thì làng N guyệt Việt có 11 người, tất cả
đều được ghi danh tại Văn Miếu ở Hà Nội và Huế.
Người đỗ khoa bảng cuôl cùng của làng Nguyệt Viên
là ông Lê Viết Tạo đậu Phó bảng khoa thi Hội năm
Kỷ M ùi 1919, làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
Theo m ột sô" sử liệu của huyện Hoằng Hóa còn
ghi lại: "Trước kia, khi văn minh sông nước còn thịnh,
Nguyệt Viên là bến đỗ của các thương thuyền. Bến
Nguyệt Viên nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, trăm
người bán, vạn người mua. Các quan tổng, quan phủ
cũng thường đến đây nghe hát và tiêu dao thơ phú
nơi sông nước hữu tình". Ngày nay, trong dân gian
vẫn còn truyền tụng: "Cơm Nông Công, cá Quảng
Xương, văn chương Hoằng Hóa"; hay "Nguyệt Viên
có 18 ông nghè, ông cưỡi ngựa tía ông che lọng vàng".
N ếu như thời trước, làng Nguyệt Viên có nhiều
người học hành đỗ đạt cao, như: Nguyễn Nhân Trị đỗ
Tiến sĩ năm Giáp Tuâ"t (1634), Lê Bình Trung đỗ Đệ
tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1640), Nguyễn
Kứih đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu
(1661), N guyễn Tông đỗ Tiến sĩ năm Canh Thân
(1680)... thì ngày nay (năm 2010), người ta thông kê
vùng quê này cũng đã có 2 giáo sư, 4 phó giáo sư,
hơn 30 tiến sĩ, hơn 20 thạc sĩ... ở Nguyệt Viên, có
những dòng họ lây việc đỗ đạt thành tài làm tôn chỉ
mục đích trong cuộc sông, và đã đóng góp được râ"t
1Ũ7