Page 82 - kỹ Thuật Trồng Ngô
P. 82
Ngô vụ đông ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, một
số huyện ở Bắc Thái, Bắc Giang, Đông Anh hầu như
theo chu kỳ 3 - 4 vụ lại có 1 vụ bị rệp hại nặng, cần
dự báo tốt để kịp thời dập tắt ngay khi mới xuất hiện
thì sẽ giảm được thiệt hại đáng kể.
+ Bệnh khô vằn: biện pháp tốt nhất là luân canh,
bón cân đối NPK và bón đúng cách, ở ruộng thường bị
khô vằn cần vệ sinh đồng ruộng tốt, đốt sạch tàn dư
vụ trước, tăng cường bón sớm kali. Khi mới xuất hiện
thì bóc ngay những lá già ỏ gốc và những lá bị bệnh
để đốt, đồng thời phun Validacin.
+ Bệnh đốm lá và bệnh phấn đen: thực hiện chế độ
luân canh, không nên trồng 2 - 3 vụ ngô liên tục trong
nhiều năm liền. Vệ sinh đồng ruộng, bón phân chuồng
và cân đối NPK xử lý hạt giống trước khi gieo bằng
xêrêzan (2kg/l tấn hạt giống) hoặc TMTD (2kg/l tấn
hạt giống).
Đối với bệnh than đen cần gieo trồng bằng các
giống ít nhiễm bệnh, không gieo quá dày và gieo đúng
thời vụ.
+ Bệnh sọc lá ngô: Bệnh sọc lá ngô, tên tiếng Anh
là Dọwny Mildew do nấm Peronosclerospora sorghi
gây ra. Nấm bệnh tồn tại vài năm trong đất. Gặp điều
kiện thích hợp là ẩm độ cao và nhiệt độ cao (24 - 35°C)
chúng nẩy mầm và xâm nhập vào những phần nằm
dưới mặt đất của cây con. Nhiệt độ thấp nấm bệnh
không phát triển. Nấm bệnh trên lá cây bệnh sẽ phát
tán đi theo gió.
Triệu chứng của bệnh là: Lá ngô có sọc vàng hoặc
trắng dọc theo phiến lá từ gốc lá ra chóp lá. Lá hẹp
KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ 7 9