Page 83 - kỹ Thuật Trồng Ngô
P. 83

hơn  bình  thường,  đứng,  có  thể  bị  rách.  Những  sợi  tơ
         nấm màu trắng phát triển ở cả hai mặt của phiến lá.
         Cây bệnh bị vàng đi,  sinh trưởng kém, không cho trái
         hoặc trái không hạt.  Triệu  chứng có  thể  thay  đổi  tuỳ
         theo giống.

            Theo kết quả nghiên cứu của bà Trần Thị Thu Thuỷ
         (Đại học Cần Thơ), năm 2006, bệnh sọc lá ngô (Downy
         Mildew) là một trong những bệnh quan trọng trên bắp
         đã được ghi nhận trên thế giới.  Gần dây bệnh đã xuất
         hiện và gây hại đáng kể ở Đồng bằng sông Cửu Long.
         Thất thu năng suất có  nơi lên đến  100%.

            Được  biết,  tháng  4  -  5/2004  bệnh  đã  gây  hại  trên
         những  ruộng  bắp  nếp  nù  địa  phương  tại  Tân  Triều,
         huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vụ hè thu 2005 bệnh
         gây hại nặng trên những ruộng bắp thức ăn chăn nuôi
         ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.  Cùng thời gian này
         bệnh  cũng  gây  hại  cho  những vùng chuyên  canh  bắp
         nếp ở Vĩnh Long, cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp. Tại
         tỉnh Tiền  Giang, bệnh  đã bắt đầu xuất hiện từ tháng
         4-5/2005 trên giống bắp ngọt trồng tại Hoà Tịnh, Chợ
         Gạo; tuy nhiên diện tích bị thiệt hại chỉ 5 - 1 0  ha, Đài
         truyền hình Tiền Giang đã có phóng sự phản ảnh vấn
         đề  này.  Trong các tháng 5  -  6/2006,  bệnh  sọc lá  cũng
         đã gây hại cho khoảng 100 ha bắp nếp của huyện Chợ
         Gạo (Tiền  Giang) nông dân phải huỷ bỏ.
            Thực  tế  cho  thấy  bệnh  gây  hại  trên  hầu  hết  các
         giống bắp nếp như giống bắp nù địa phương, các giống
         bắp  nếp  lai  F l,  nhiều  giống  bắp  thức  ăn  gia  súc  và
         một số giống bắp ngọt cũng bị nhiễm bệnh này.



         80                                   KỸ  THUẬT  TRỒNG  NGÔ
   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88