Page 8 - Kỹ Thuật Trồng Mía
P. 8
Khi mía kết thúc thời kỳ sinh trưởng, mầm hoa được hình
thành ở điểm trên cùng của thân cây (điểm sinh trưởng) và
phát triển thành hoa. Hoa mía được bao bọc bởi chiếc lá cuối
cùng của bộ lá (lá cụt), khi dược thoát ra ngoài hoa xòe ra như
một bông cờ.
- Tổ chức sinh sản của hoa: là loại hoa có tể chức sinh sản
ngầm (Hypogina) có cấu trúc đơn giản. Mỗi hoa bao gồm cả
tính đực và tính cái với 3 nhị đực, một tử cung và 2 nhị cái.
Khi hoa mía nở, cấc bao phân nhị đực tung phấn, nhờ gió mà
nhị cái dễ dàng tiếp nhận hạt phân.
e. Hạt mía
Hạt trông như một vảy khô, nhẵn hình thoi, ở trong chứa
albumin, tinh bột và một mầm nhỏ. Độ lớn của hạt từ 1 - 1,25
mm và nặng từ 0,15 - 0,25 mg.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH THÁI
1. N hiệt độ
Mỗi giông mía thường cần một lượng nhiệt cần thiết
trong cả cuộc đời của nó. Ớ mỗi thời kỳ sinh trưởng, mía cần
những nhiệt độ thích hợp riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến
quang hợp, vận chuyển và quá trình tích lũy đường. Nhiệt độ
biến đổi từ 30 - 40°Ct tốc độ quang hợp của cây mía về cơ bản
không thay đổi. Tuy nhiên, ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
đều làm giảm tô'c độ quang hợp. Với nồng độ C02 thích hợp, ở
nhiệt độ 34°c, quang hợp đạt mức cao nhất.
Trong suôt thời kỳ sinh trưởng và phát dục, cây mía trải
qua 4 thời kỳ:
1.1. Thời kỳ trồng: mía có thể nảy mầm ở 15°c, nhưng
tốc độ nảy mầm sẽ tăng lên và tập trung hơntheo
độ tăng của nhiệt độ. Tốt nhất là từ 20 - 25°c.
1.2. Thời kỳ mía đẻ nhánh, nhiệt độ cần 20 - 25°c.
1.3. Thời kỳ mía làm dóng vươn dài cần nkiệt độ trung
bình trên 23°c và thích hợp 30 - 32°c.
1.4. Thời kỳ mía chín, nhiệt độ cần thấp - dưới 20°c và
8