Page 5 - Kỹ Thuật Trồng Mía
P. 5
Mía có hai loại rễ chính: rễ sơ sinh (rễ hom) và rễ thứ
sinh (rễ vĩnh cửu). Trong rễ thứ sinh được chia ra theo chức
năng như rễ hấp thụ, rễ chống đỡ và rễ ăn sâu (hút nước).
Ngoài ra, còn có rễ phụ sinh dâm ra từ dai rễ ở trên thân mía.
b. Thân
Thân mía hình thành bởi nhiều dóng hợp lại. Thân mía
không chỉ giữ bộ lá mà còn là nơi dẫn nưđc và dinh dưỡng từ
rễ tới lá và dự trữ đường nhờ quá trình quang hợp ở bộ lá.
Mỗi dóng mía có những đặc điểm có thể quan sát như :
mầm, rãnh mầm, đai sinh trưởng, đai rễ, đai phấn, sẹo lá, vết
nứt và có sự khác nhau ở từng giống.
- Mầm mía (mắt mầm) : Mỗi dóng có 1 mắt mầm, khi
gặp điều kiện thuận lợi, mắt mầm phát triển thành cây. Mắt
mầm có nhiều hình dáng khác nhau (tam giác, bầu dục...) và
được bảo vệ bằng những chiếc vảy mầm, xung quanh bên trên
có cánh mầm, ở giữa trên cùng có đỉnh mầm.
- Đai sinh trưởng: là một băng hẹp nằm phía trên mầm
mía luôn luôn có mầm sáng và không có sáp phủ.
Hình 2 : Thân mía (Hình vẽ : theo Humbert, 1963).
5