Page 8 - Kỹ Thuật Chọn Tạo Và Trồng Cây Cam Quýt
P. 8
NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI
CÂY CAM QUÝT
1. Nguồn gốc
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt trồng
trọt hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới Đông nam châu Á. Tanaka (1979) đã vạch
đường ranh giới vùng xuất xứ của các giống thuộc chi
Citrus từ phía đông Ấn Độ (chân dãy Hymalaya) qua
Úc, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản...
Theo Trần Thế Tục, nghề trồng cam quýt ở Trung
Quốc đã có từ 3.000-4.000 năm trước. Hàn Ngạn Trực
đời Tống trong “Quýt Lục” đã ghi chép về phân loại và
các giống ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định
thêm về nguồn gốc các giống cam chanh (Citrus
sinensis Osbeck) và các giống quýt ở Trung Quốc theo
đường ranh giới gấp khúc Tanaka.
Nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc quýt King (Citrus
nobilis Lour) và quất là ở miền Nam Việt Nam xứ Đông
Dưong. Quả thực ở Việt Nam ta từ bắc chí nam, địa
phương nào cũng trồng cam sành với rất nhiều giống,
dạng hình cùng với các tên địa phương khác nhau mà
không noi nào trên thế giới có: cam sành Bố Hạ; cam
sành Hàm Yên, Yên Bái; cam sen Yên Bái, cam sen
Đình Cả - Bắc Sơn,, cam bừ Hà Tĩnh... Và ở khắp nơi
trong nước đều có giông quý. Cây quýt là cây có tính
thích ứng rất mạnh mẽ với mọi điều kiện sinh thái của
Việt Nam.
7