Page 61 - Kỹ Thuật Chọn Tạo Và Trồng Cây Cam Quýt
P. 61

Giang)  chín  sớm  hơn  và  chua  hơn.  Cam  đường  canh
         được  chọn  lọc  và  trồng  từ  xa  xưa  ở làng  Canh  Diễn,
         ngày nay đã phát triển ra khắp các huyện ngoại thành
         và cúng được trổng nhiều ở Văn Giang, Mỹ Văn (Hưng
         Yên).  Cây  đường  Canh  sinh  trưởng khoẻ  nhưng thấp,
         phân càhh rất mạnh,  cành nhỏ.  Lá có màu xanh đậm
         hoặc xanh vàng, túi dầu tinh nhỏ và có mùi thơm nhẹ.
         Giống  chín  sớm  có  kích  thước  lá  to  hơn  giống  chín
         muộn: mép lá không có răng cưa, gợn sóng và dày, đuôi
         lá  nhọn  và  dài,  cuống ngắn,  gần  như không  có  eo  lá.
         Cam  đường canh  rất  sớm  ra  quả,  có thể  có  quả  ngay
         trong vườn ươm, trên những cây ghép. Cây 6 năm tuổi,
         cao 2,8-3,2m, đưừng kính tán 3,6m,  cây phân cành rất
         thấp.  Ở  5-6  tuổi,  cây  có  thể  cho  500-1.000  quả,  năng
         suất  trung  bình  97-140kg/cây;  trọng  lượng  quả  bình
         quân từ 150-200g/quả. Nếu trồng dày,  có thể đạt năng
         suất 60-70 tấn quả/ha.  Cam đường Canh là giống chín
         muộn,  thường  được  thu  hoạch  trước  tết  10-20  ngày.
         Cũng như bưởi Diễn,  cam  đường Canh được bảo quản
         bằng  cách  vùi  trong  cát  ẩm  để  dùng  trong  dịp  tết
         Nguyên đán. Quả cam đưừng Canh tròn dẹt, vỏ màu đỏ
         da cam hoặc đỏ gấc rất hấp dẫn. Quả có 10-12 múi, thịt
         quả có màu vàng da cam đậm, con tép mịn, ăn ngọt và
         ít hạt. Người Hà Nội rất ưa chuộng cam đường Canh vì
         mã quả đẹp, lại không qua bảo quản bằng hoá chất do
         đó giá bán trên thị trường thường cao gấp 2-3 lần cam,
         quýt của Trung Quốc và của  các  vùng khác  cùng thời
         điểm.  Tuy  nhiên,  nhược  điểm  chính  của  cam  đường
         canh là hàm lượng axit xitric thấp (0,3-0,5%) nên có vị


         60
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66