Page 27 - Kỹ Thuật Chọn Tạo Và Trồng Cây Cam Quýt
P. 27
thích tại sao các giống qụỷt Unshiu và Washington
Navel nhập vào nước ta có tính thích ứng rất kém.
Ở nhiệt độ 40°c kéo dài trong nhiều ngày cây cam
quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành bị khô héo. Tuy
nhiên, có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí
lên tới 50-57°C.
Nhìn chung nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng
đến toàn bộ hoạt động của cây cam quýt: phát lộc và
sinh cành mới, sự hoạt động của bộ rễ. Theo Wallace, rễ
cam quýt hoạt động tốt dần khi nhiệt độ tăng từ 9-
23°c. Tác giả cho rằng khi nhiệt độ tới 26°c cây hút
đạm mạnh. Ngoài ra, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và
đêm lớn quả sẽ phát triển nhanh. Biên độ nhiệt độ
ngày đêm còn ảnh hưởng tói khả năng tích luỹ, vận
chuyển đường bột và axit trong cây và quả, ảnh hưởng
đến tốc độ chín và màu sắc vỏ quả. Tuy nhiên nhiệt độ
ban đêm quá thấp làm cho các hoạt động này kém đi.
Ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ mùa hè không nóng
quá, mùa đông không lạnh quá, vói nhiệt độ bình quân
năm >15°c tổng tích ôn 2.500-3.500°C đều có thể trồng
được cam quýt. Ở các vùng có khí hậu lục địa xa biển
không nên trồng cam quýt ở độ cao 1.700-1.800m so vói
mặt biển, những vùng này thường có tuyết roi và nhiệt
độ xuống tới -4°c, -5°c về mùa đông.
Về phương diện nhiệt độ cam quýt có thể phát triển
tốt ở khắp các miền sinh thái trong nước, nhưng lý
tưởng nhất là khí hậu các tỉnh vùng núi cao phía Bắc
nước ta.
26