Page 35 - Khoa Học Về Biển
P. 35

chúng  ta  rồi  đây  có thể  khai  thác  có  hiệu  quả hơn,  tức
       là  "thâm  canh"  vùng  biển  của  chúng  ta  hoặc  có  thể
       vươn ra đến đại dương, trở thành một quốc gia có tư thê
       nhất định trên đại dương hay không, điều đó phụ thuộc
       một  phần  lớn  vào  khả  năng của  công  nghiệp  nặng của
       nước  ta.  Dĩ  nhiên  không  có  một  nền  công  nghiệp  biển

       biệt  lập.  Nhưng trong nền công nghiệp,  cả công nghiệp
       nặng và công nghiệp nhẹ,  công nghiệp thực phẩm nhất
       định  sẽ  hình  thành  một bộ  phận  quan  hệ  trực  tiếp  với
       kinh tê  miền biển.  Môl  quan hệ này mật thiết đến  mức
       có  thể  coi  chúng  là  những  thành  phần  bên  trong  của
       kinh  tế   miền  biển.  Ngay  địa  điểm  đặt  các  xí  nghiệp
       công  nghiệp  ấy  cũng  nên  đặt  ở  ven  biển.  Chẳng  hạn
       như  công  nghiệp  chế biến  và  bảo  quản  hải  sản  thì  rõ
       ràng là ngành gắn bó chặt chẽ vối nghề đánh cá, là một
       khâu  bên  trong  của  quá  trình  làm  ra  và  chế biến  cá
       biển.  Đặc  biệt  quan  trọng  là  công  nghiệp  cơ  khí,  công
       nghiệp đóng tàu,  sản xuất và sửa chữa các phương tiện

       đi  biển  và  làm  nghề  biển.  Trước  mắt,  có việc  sản  xuất
       các  phụ  tùng cho  mấy  vạn  chiếc  tàu.  Nếu  ta  làm  đưỢc
       cái  đó  thì  lập  tức  sẽ  tăng  năng  lực  sản  xuất  của  nền
       kinh tế miền biển lên ngay.
          Ngoài  ra  còn  có  công nghiệp  khai  thác khoáng sẩn
       dầu  khí,  năng lượng ở biển.  Cái  này  có  việc  còn  là  xa
       xôi,  bởi  vì  nói  chung  khai  thác  khoáng  sản  trong nước
       biển,  ở thềm lục địa khó hơn,  đắt hơn trên  đất liền,  đòi
       hỏi  một trình độ kỹ thuật cao hơn.  Chắc là hiện nay cái

       gì  có  thể khai  thác  ở  trên  đất  liền  được  thì  ta hãy làm

                                                              35
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40