Page 19 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 19

giảm độc tố trong đất; Tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm,
              bộ rễ phát triển khoẻ, cây sinh trưởng tốt; Tăng và ổn định
              năng suất, chất lượng cây trồng một cách bển vững.
                  - Lợi  ích về bảo vệ môi trường và quản  lý tài nguyên:
              Hạn chế du canh,  cải thiện nguồn tài nguyên đất,  nước và
              rừng;  Chống  lắng  đọng  các  lòng  sông,  hồ,  đặc  biệt  là  hồ
              thuỷ điện; Giảm lũ lụt ở miền xuôi; Giảm ô nhiễm hoá học
              ở  các  vùng  lân  cận;  Giảm  hiệu  ứng  nhà  kính  thông  qua
              việc  giảm  lượng  khí  cacbonic  thải  vào  không  khí  do  đốt
              phá rừng, tàn dư thực vật và khói từ các nhà máy sản xuất
              phân  bón  và  thuốc  hoá  học;  Tiết  kiệm  nguồn  năng  lượng
              sử dụng  cho  các  nhà  máy  sản  xuất  phân  bón,  thuốc  hoá
              học và vận hành các loại máy làm đất.
                  -  Lợi  ích  về  xã  hội:  Phụ  nữ  được  giải  phóng  khỏi
              những công việc nặng nhọc và tốn nhiều thời gian như làm
              cỏ,  làm  đất.  Họ  sẽ có nhiều  thời  gian chăm  sóc  sức  khoẻ
              gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển nghề phụ; Trẻ em
              sẽ có nhiều thời gian học hành, nâng cao kiến thức; Do đất
              và nước ít bị hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật sẽ giảm, sức
              khoẻ cộng đổng sẽ được cải thiện; Do hiệu quả kinh tế cao
              nên xã hội sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn.
                  Như  vậy,  khi  áp  dụng  biện  pháp  che  phủ  đất,  có  thể
              đáp  ứng  được  hầu  hết  các  nhu  cầu  canh  tác  đất  dốc  bền
              vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi
              và bảo vệ tài nguyên môi trường.
                  3.    Không làm đất hoặc làm đất tối thiểu
                   Đối  với  đất  dốc,  nếu  làm  đất  quá  kỹ  mà  không  che
              phủ  thì  xói  mòn  sẽ xảy ra rất mạnh và nhanh.  Có thể làm
              cho  đất  trở  nên  tơi  xốp  mà  không  cần  phải  cày  bừa  đất
              bằng các  biện  pháp cơ giới.  Đó là áp dụng các  biện  pháp
              thay thế nhờ hoạt động của sinh vật trong đất và bộ rễ khoẻ
              của một số loài cây cỏ (gọi là cày bừa sinh hoc).



                                                                       17
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24