Page 23 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 23
2. Hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng cây phủ đất
Việc tạo thảm thực vật che phủ đất sẽ giảm đáng kể hiện
tượng xói mòn đất. Ngoài ra, cây che phủ đất còn có tác dụng
tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính của đất. Đất được che phủ
sẽ luôn có độ ẩm, lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng và hoạt tính
sinh học cao hơn. Cây trồng sẽ cho năng suất cao và ổn đinh.
Cầy che phủ có thể trồng thuần trên các bãi đất trống,
luân canh trong hệ thống cây ngắn ngày, các hàng đồng mức,
trong vườn cây ăn quả, trong rừng thưa hoặc rừng mới trổng
chưa khép tán.
3. Thay thế cày bừa làm đất cơ giới bằng các biện
pháp sinh học
Biện pháp này có thể đạt được nhờ sử dụng các Ịoài
cây ngắn ngày, mọc nhanh, có bộ rễ khoẻ, ăn sâu, cây cố
định đạm. Bộ rễ khoẻ sẽ phá vỡ lớp đất rắn và tàng dung
tích hấp thụ của đất, trao đổi ôxy và nước. Bộ rễ ăn sâu sẽ
khai thác chất dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất để tạo nên
một lượng sinh khối lớn trên bề mặt đất (bơm dinh dưỡng).
Tiếp đó, cần sử dụng lượng sinh khối này để che phủ đất
và làm thức ăn gia súc. Không được đốt mà phải sử dụng
sinh khối này làm phân bón. Bằng cách làm này có thể
phục hổi sức sản xuất của đất trong 3 năm. Chức năng của
các loài cây này là bảo vệ đất chống xói mòn, làm thức ăn
gia súc, tái chế và luân chuyển dinh dưỡng, khống chế cỏ
dại, kích động hoạt tính sinh học trong đất, kết quả là tái
tạo sức sản xuất của đất.
4. Xen canh và luân canh
Tất cả các loài cây trồng, các loài cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây rừng đều có thể xen canh hoặc luân canh với
các loài cây che phủ cải tạo đất và các loài cây ngắn ngày
khác để tăng thu nhập.
21