Page 17 - Hỏi Đáp Kỹ Thuật Canh Tác Trên Đất Dốc
P. 17

CZ-ciu  Kỏi  3i     cì\o  biêt  Kiện  na ỵ  Kxgài^k  l_âm
              ngW\Ập  đ ã   có  y\Wữy\g  Wuáv\Q  cti  cơ  bản  nào  đ ể   ccmh
              íá c  bền vững  trên  cfấ+ dốc?

                  Đ ápi
                  Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại, vùng cao
              Việt Nam,  mà chủ  yếu  là đất dốc,  có rất nhiều  tiềm  năng
              phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cộng đổng
              các dân tộc. Vùng đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng,
              hiện tại miền núi đang cung cấp hầu như tất cả những  vật
              dụng  cần  thiết  phục  vụ  nhu  cầu  cuộc  sống  con  người:
              nguồn  nước;  đất  sản  xuất  nông  lâm  nghiệp;  nguyên  liệu
              cho  công  nghiệp,  tiểu  thủ  công  nghiệp;  thuỷ  điện;  dược
              liệu;  vật  liệu  xây  dựng,  đồ  dùng  gia  đình,v.v...  Ngoài  ra
              miền núi,  với  những  cánh rừng rộng  lớn,  còn  là một  máy
              điều  hoà  khổng  lồ  chi  phối  sự  an  toàn  sinh  thái  và  môi
              trường cho cuộc sống.
                  Để canh tác trên đất dốc bền vững cần có những hướng
              đi cơ bản như sau:
                   •  Hướng  tiếp  cận  tốt  nhất  để  cải  tạo  và  giữ  gìn  chất
              lượng đất là áp dụng các biện pháp luân  canh,  tái sử dụng
              tàn dư cây trồng và phân hữu cơ nguồn gốc động vật, giảm
              sử dụng  hoá  học  trong  nông  nghiệp,  tăng  cường  áp  dụng
              các loài cây che phủ, nhất là cây họ đậu để vừa bảo vệ vừa
              cải tạo đất.
                  • Cần quan tâm phát triển các kỹ thuật tối đa hoá sinh
              khối,  độ  che  phủ  mặt  đất  và  tính  liên  tục  của  lớp  phủ  để
              chống  xói  mòn  đất,  tăng  cường  hoạt  tính  sinh  học,  tăng
              cường  các  quá  trình  tái  tạo  dinh  dưỡng,  tái  tạo  các  tính
              chất cơ bản của đất như cấu tượng đất, hàm lượng hữu cơ,
              độ  xốp,  hoạt  tính  sinh  học,  độ  pH,  độ  nhôm  sắt.  Từ việc
              phân  huỷ  các  chất  hữu  cơ các  ion  bazơ  sẽ  trung  hoà  pH,


                                                                       15
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22