Page 178 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 178
khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ), Ankara, Izmir..., tránh sự dàn trải dẫn
đến kém hiệu quả.
Nắm bắt thông tin kịp thời để điều chỉnh kế hoạch sản
xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu thiệt hại, bởi Thổ Nhĩ Kỳ hay
áp dụng biện pháp tự vệ, chống bán phá giá đối với hàng nhập
khẩu vào nước này. Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp thuế tự vệ và
chống bán phá giá đối với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam
như giày mũ da, điều hòa nhiệt độ, săm lốp xe đạp - xe máy, dây
cu-roa, bật lửa ga, vải bạt polypropylen...
Các doanh nghiệp, phải tìm hiểu kỹ đối tác, gặp mặt trực
tiếp để giao dịch (hạn chế giao dịch qua internet), điều khoản
trong hợp đồng cần chặt chẽ, chọn phương thức thanh toán an
toàn nhất nhằm tránh thiệt hại. Thực tế, thời gian qua, do bất cẩn
trong những vấn đề nêu trên, một số doanh nghiệp hai bên đã bị
thiệt hại bởi đối tác.
Tiếp tục tổ chức các đoàn cấp cao qua lại lẫn nhau, hoàn
thiện cơ chế, chính sách, ký kết các Hiệp định nhằm thúc đẩy
quan hệ thương mại và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của
cộng đồng doanh nghiệp giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.
2. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
2.1. Về công nghiệp
Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí khuyến khích các
doanh nghiệp của mỗi bên hợp tác đầu tư, liên doanh trong các
lĩnh vực dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, cơ khí nông
nghiệp, hóa chất, sản xuất đồ điện gia dụng và xây dựng. Hai
bên đã nhất trí thiết lập quan hệ hợp tác giữa Tổ chức Phát triển
Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ (thuộc Bộ Công
Thương Thổ Nhĩ Kỳ) và Cục Công nghiệp địa phương (thuộc
Bộ Công Thương Việt Nam).
170