Page 547 - Di Tích Lịch Sử
P. 547

đã nhiều lần được sư sãi, phật tử trùng tu, tôn tạo, đem lại diện mạo khang trang
      cho  ngôi  chùa.  Quần  thể kiến  trúc  chùa  Kos  Thum  có  9  công trình  gổm:  Chính
      điện,  Phước xá,  Tăng xá, Trường học giáo lí,  Nhà bếp, Tháp, Nhà ghe ngo,  Miếu
      ông Tà,  Miếu  Bà Đen  được bố  trí  theo  hình  chữ u. Chùa  Kos  Thum  hiện  có vài
      chục pho tượng lớn nhỏ bằng chất liệu thạch cao và xi măng mô phỏng sinh động
      sự hoá thân của Phật Thích Ca trong kiếp tu hành.  Đáng chú ý là pho tượng Phật
      đắc  đạo  lớn  nhất  được  đặt  ở vị  trí  chính  giữa,  trên  bậc  cao  nhất  của  phật  điện.
      Tượng  Phật  đắc  đạo  được  mô  phỏng  trong  tư  thế ngồi  xếp  bằng trên  bệ,  gương
      mặt thanh tịnh, mắt nhìn thẳng,  tai dài gần chấm vai,  ngực nở, bụng thon,  áo cà
      sa màu vàng vắt qua vai trái, vai phải để trần... tượng trưng cho trí tuệ, quyển lực
      và sự vĩnh hằng cao cả. Kiếp tu hành khổ ải để trở thành Phật của Đức Phật Thích
      Ca còn được mô phỏng qua nhiều bức tranh vẽ trang trí trên các bức tường trong
      chính  điện và Sala.  Trong chùa có  7  ngôi tháp  được  thiết kế theo  kiến trúc  chùa
      Khmer truyền thống.
          Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, chùa Kos Thum là căn cứ
      cách mạng vững chắc, nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động, không ngừng cung cấp,
      đóng góp cho cách mạng cả người lẫn của cải vật chất.
          Theo  lịch  sử Đảng bộ Ninh Thạnh  Lợi,  trong những năm  đẩu của kháng chiến
      chống Pháp,  chùa được  Uỷ ban kháng chiến Nam  Bộ  chọn làm địa điểm  đặt Trung
      tâm huấn luyện quân sự Nguyễn Văn Tố. Thời gian này, chùa liên tục bị máy bay Pháp
      dội bom bắn phá làm thiệt hại hơn 80% cơ sở vật chất, nhiều sư sãi chết và bị thương.
      Nhưng với lòng quyết tâm cao, Đại đức  Dư Hương (trụ trì chùa Kos Thum từ năm
      1940 đến năm 1972) cùng sư sãi và người dân trong vùng đã góp công, góp của tu sửa
      chùa.  Sau đó,  chùa được chọn làm nơi tổ  chức thành lập  chính phủ cách  mạng lâm
      thời Campuchia.
          Sau năm  1954, Đảng rút vào chùa hoạt động bí mật, lấy chùa làm Trung tâm đấu
      tranh chính trị. Tháng  10/1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa một sư đoàn hành
      quân vào xã Ninh Thạnh Lợi, bắt hơn  100 người tình nghi thuộc giáo phái Hoà Hảo.
      Đại  đức  Dư  Hương cùng sư  sãi kịch liệt phản  đối tại chỗ, buộc chúng phải thả hết
      người.  Giữa tháng 4/1962,  sư đoàn 21  ngụy cho quân bao vây chùa Kos Thum, giết
      chết  2  người,  bắt  đi  62  người,  trong  đó  có  nhiều  cán bộ  kháng  chiến.  Đại  đức  Dư
      Hương lại cùng sư sãi và nhân dân sau gần hai tháng kiên quyết, bển bỉ đấu tranh, từ
      quận Phước Long lên cơ quan đẩu não Vùng IV chiến thuật (đặt tại Cấn Thơ),  đưa 62
      người bị bắt trở về an toàn.
          Mặc dù bị nhiểu đồn bốt địch bao vầy, chùa Kos Thum vẫn là nơi hoạt động an
      toàn của cán bộ cách mạng. Để bảo vệ lực lượng cách mạng, chùa đã xây nhiểu hầm bí
      mật để nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, bảo đảm cho cán bộ tới lui khi có biến động. Người ta
      gọi đó là những căn hẩm “Diệt ác phá kềm”, “hầm Huỳnh Cương” (ồng Huỳnh Cương,
      nguyên Phó chủ tịch Quốc hội khóa VII, đã từng hoạt động tại vùng này, khi ẫy ông là
      Uỷ viên ưỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam). Nhiều chiến sĩ bị
      thương đã được đưa đến đây để chăm sóc và cứu chữa rất tận tình.

                             Một tố t>i ticVt lỊcVt si< -  VẲM VioÁ Việt Níkni
                                        (   556  >
   542   543   544   545   546   547   548   549   550   551   552