Page 494 - Di Tích Lịch Sử
P. 494
là 120.000 mẫu. Hàng trăm nghìn người từ khắp Việt Nam (chủ yếu là thanh niên
nông dân Bắc Kì và Bắc Trung Kì) đã được tuyển mộ vào Nam để khai thác các đổn
điển cao su.
Trong quá trình phát triển đẩu tư các đồn điển cao su, tư bản Pháp, dưới sự hỗ trỢ
của bộ máy chính quyền thuộc địa, đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao động của
những người công nhân cao su Việt Nam.
Gần 12.000 công nhân cao su trong 45.000 công nhân tại đồn điển đã bỏ mạng
trong khoảng thời gian 1917-1941 do chế độ lao động hà khắc và khí hậu khắc nghiệt
tại đây.
Do chế độ đỗi xử tàn nhẫn và hà khắc của chủ đổn điển và quản đốc, cuối những
năm 1928 - 1929, một số vụ nổi loạn của công nhân đã diễn ra. Nổi bật là cuộc đấu
tranh do Nguyễn Đình Tứ khởi xướng, đã giết chết 6 quản đốc người Pháp. Những
người nổi loạn đã bị đàn áp dã man, nhiều người trong số họ bị bắn chết tại chỗ, chặt
đầu, xử tử và tù đày. Nguyễn Đình Tứ bị xử tử hình tại Sài Gòn.
Cuộc đấu tranh của những người công nhân cao su tại Phú Riểng đã gây một tiếng
vang trong dư luận lúc bấy giờ. Những người Cộng sản đẩu tiên bắt đẩu chú ý đến
phong trào công nhân cao su Phú Riềng. Đồng chí Ngô Gia Tự vào Nam từ năm 1927
để gây cơ sở đẩu tiên của cách mạng, đã cử Nguyễn Xuân Cừ (tức Vĩnh) lên đổn điển
cao su để tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản. Một trong những người công nhân
cao su được Đảng Cộng sản Việt Nam bắt rễ là Trần Tử Bình.
Đầu năm 1928, đổng chí Nguyễn Văn Cừ được Kì bộ Thanh niên cách mạng đồng
chí hội Bắc Kì cử đi “ Vô sản hoá” ở đồn điển cao su Phú Riềng. Vào đây Nguyễn Văn
Cừ đã cùng Trần Tử Bình lập tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội (có 05 đổng
chí) vào tháng 4/1928 để lái phong trào đấu tranh chống chủ hữu hiệu hơn.
Chi bộ Thanh niên của đổn điển Phú Riềng đã nhanh chóng lãnh đạo công nhân
cao su đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú. Đặc biệt là cuộc bãi công của
công nhân cao su vào năm 1930 làm nên Phú Riềng đỏ anh hùng phá tan “Địa ngục
trần gian”.
Ngày 3/2/1930, dưới sự lãnh đạo của Trần Tử Bình, lúc đó là Bí thư chi bộ Phú
Riềng, hơn 5.000 công nhân cao su và người lao động của 10 làng trong khu vực đã
tiến hành biểu tình, bao vầy khu nhà chủ sở của công ti Michelin và buộc giới chủ phải
đáp ứng thực hiện 6 quyển lợi thiết yếu bao gổm: Cấm đánh đập, Cấm cúp phạt, Miễn
sưu thuế, Trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ, Ngày làm 8 giờ kể cả thời gian công
trường và vể lán, Bổi thường cho công nhân bị tai nạn lao động
Công nhân đã phong toả toàn bộ khu vực đổn điển Phú Riểng, sau đó tiếp tục
tuấn hành từ nhà chủ sở vê' làng số 3 chiếm giữ khu trại cưa, tước vũ khí của viên
giám thị và viên cai, chiếm nhà máy điện, nhà máy cưa, kho gạo, làm chủ các làng số
3, số 9. Toàn bộ đồn điền Phú Riểng trở thành “Khu đỏ” đặt dưới quyển quản lí của
tự vệ và công nhân. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của chi bộ Đảng, toàn bộ các cuộc mít
tinh, biểu tình đểu được thực hiện có tổ chức và trong hoà bình, không gây đổ máu,
với phương chầm “đấu tranh hợp pháp với đế quốc”. Chính yếu tổ này đã giúp cho
Một số t)i tícVt lỊcti svr - VẢVI tioÁ Việt N avm
( 502 >