Page 173 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 173
ĐỀN tiÒNQ VÀ TÍN NGtíSNE TMỀI GÚNE tìÙNG VữŨNG
Các lễ vật này được chuẩn bị từ những vật phẩm dân dã của nhà
nông nhưng có nét đặc biệt là mỗi loại phải đù trăm: 100 phẩm
oản, 100 quả chuối, 100 miếng trầu,... Với việc chuẩn bị lễ vật như
thế, các nhà nghiên cứu dân gian cho rằng có thể đó là hình ảnh
gỢi nhớ tới cha Rống mẹ Tiên và 100 người con trai sau trở thành
các Vua Hùng nối đời xây dựng đất nước.
Cùng tối hôm đó, mâm bánh cúng do dòng họ Nguyễn Văn ở
trong làng chuẩn bị cũng được đưa dến và rước vào Hậu cung đình
để chuẩn bị cho cuộc lễ ngày chính hội.
Ngày mùng 6 tháng 3, trời vừa rạng sáng, làng đã nổi trống
chiêng kêu gọi nhân dân tập trung tại đình thực hiện nghi lễ tế
thánh; bắt đầu bằng múa cờ, múa bông dể mời đức Thành hoàng
làng dự hội. Tiếp đó là lễ tế trời, đất ở phía trước cửa đình. Trong
buổi tế này, các giáp phải chuẩn bị lễ vật bằng lợn để nguyên cả con
trên đàn lễ. Một người thay mặt ban tế lên đọc văn tế cầu phúc lộc
cho toàn dân. Nghi thức tế xong đến lễ rước bánh thánh (còn gọi
là bánh vía) ra giếng Ngọc trước đình làng - một nghi thức đặc sắc
của lễ hội làng Bình Đà.
Bánh thánh là một loại bánh đặc biệt, chỉ có gia đình ông trưởng
tộc Nguyễn Văn ở xóm Chùa đời này nối tiếp đời khác được phân
công làm. Chất liệu, phương pháp làm bánh được giữ bí mật, chỉ
truyến cho người được chọn kế tục làm bánh. Dân gian cho rằng,
những viên bánh thánh là một mật hiệu chỉ có trời đất biết và khi
thả những viên bánh này vào nước giếng Ngọc - tương truyến là
bước chân thánh để lại thì đây như là một tín hiệu để thần thánh
nhớ đến mà mang uy lực của ngài đến cho dân chúng được ấm no,
muôn loài sinh sôi, phát triển.
Sau một hồi trống chiêng, bánh được đặt lên kiệu để rước đi.
Phía trước kiệu là những người mang cờ, quạt, đồ bát biểu, chấp
kích, sau kiệu là Chủ tế đình Nội, đình Ngoại, quan viên tế, thủ
từ, hai ông trùm cai và đại diện gia đình làm bánh thánh, rổi đến