Page 172 - Đề Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng
P. 172

PHflM BÁ KMẾM                                            m


  phá. Năm  1947 nhiều hạng mục kiến trúc của đình đã bị tiêu thổ
  để phục vụ cho cuộc kháng chiến Pháp của toàn dân tộc, chỉ còn
  lại tòa Hậu cung là công trình kiến trúc của thời Nguyễn  (1918).
  Di sản vật chất ở đình còn giữ được nổi tiếng nhất là bức phù điêu
  gỗ  chạm  khắc  tinh vi,  quý hiếm,  dài 2.8m,  rộng 2.2m.  Phù  điêu
  khắc chạm hình  Lạc  Long Quân ở chính giữa, bên cạnh là 20 vị
  quan văn mặc áo thụng, đầu đội mũ cánh chuồn, tay cấm hốt;  16
  vị quan mặc võ phục, tay cầm long đao;  18 thị nữ mặc áo dài, tay
  cầm cờ, quạt, tàn, tán, ô, lọng, phía xa có voi ngựa và một tốp nam
  thanh niên đội mầm  dâng hoa quả.  Tiền  cảnh của bức phù điêu
  là dòng sông nước tạo  sóng nhấp nhô với 4 thuyên rông,  10 trai
  tráng mình trấn đóng khố đang cố sức chèo về đích như trong các
  cuộc đua thuyền. Đây là một trong số ít các bức phù điêu được thờ
  trong Hậu cung các đình làng ở Hà Nội, thể hiện sức tưởng tượng
  đầy ý thức Nho giáo của người dân Bình Đà xưa và là một sáng
  tạo hiếm thấy trong việc thờ phụng Thành hoàng làng. Bên cạnh
  đó đình cũng lưu giữ được một số di vật quý giá như hạc thờ, sắc
  phong, chiêng đổng, bia đá thời Lê, thời Nguyễn.

     Hội làng Bình Đà vào ngày 06 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, từ
  lâu đã trở thành ngày hội lớn của cả vùng. Công việc chuẩn bị cho
  lễ hội được tiến hành từ ngày 5, dân gian gọi là giáp hội với nghi
  thức đầu tiên là mở cửa đình để làm lễ mộc dục, tiếp đó là cuộc thi
  xôi chè làm lễ vật dâng lên đức Thành hoàng làng. Buổi chiểu dần
   làng tổ chức rước kiệu từ đình Nội sang đình Ngoại (đình trong) -
   nơi thờ Linh Lang đại vương để đón sắc ra đình Nội. Khi trời sẩm
   tối đoàn rước mới bắt đẩu trở về đình Nội với đội cờ hoa rực rỡ
   trong tiếng nhạc rộn ràng khắp đường thôn ngõ xóm. Những nhà
   dân ở hai bên đường, nơi có đoàn rước đi qua đểu bày nhang án ra
   cửa làm lễ bái vọng, hòa vào không khí vui tươi của ngày hội, đón
   nhận ân lộc của Thành hoàng làng.
     Khoảng giờ Tuất cùng ngày (19-21 h) đoàn rước thánh đến cổng
   đình Nội, tạm dừng để chờ đoàn rước của nhà chùa đến dâng lễ.
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177