Page 266 - Dạy Học Vật Lý
P. 266

SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

        giữa khối lượng và năng lượng, về sau người ta nói rằng năm 1905 là năm thần kì

        của Anhxtanh.
               Năm  1908, Anhxtanh được trưòưg đại học Bơn bổ nhiệm  làm giảng viên

        của trường. Năm sau, ông xin thôi việc cấp bằng sáng chế, đồng thời trường đại
        học  Giuyric  bổ  nhiệm ông  chức vụ phó  giáo

        sư vật lí. Ba năm sau, năm  1911, Anhxtanh là
        giáo  sư  thực  thụ  tại  trường  đại  học  Saclơ-

        Phecđinăng  (Charles-Perdinand)  Praha,  cộng

        hòa Séc.
               Năm  1914,  ông trở về  Đức  làm  giám

        đốc  viện  Vật  lí  Caixơ  Uynhem  (Kaiser           Từ trái sang phải: Conrad
                                                        Habicht.Maurice Solovine  v à  Einstein,
        Wilhelm), đồng thời là giáo sư trưòưg đại học     những người lập nên viện hàn lảm
                                                                    Olympia
        Hơmbôn  (Humboldt)  Beclinh.  Năm  trước  đó

        ông đã được bầu là viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Phổ. Năm  1916 ông công bố
        bài báo về thuyết tương đối tổng quát.

               Năm 1921, Anbe Anhxtanh được giải thưởng Nôben Vật lí về sự giải thích
        thành công hiệu ứng quang điện. Bốn năm sau, năm  1925 ông được hội Khoa học

        Hoàng gia Luân Đôn tặng huy chương Côplây (Copley).

               Tính ra Anhxtanh đã công bố hơn 300 bài báo khoa học, rất nhiều bài báo
        (đặc biệt là những bài báo về thuyết tương đối) có giá trị vô

        cùng quý báu. Những công trình khoa học đó chứng tỏ tác
        giả  của chúng có bộ  óc  thiên tài.  Đến nỗi  ngày nay trong

        giới trẻ xuất hiện từ “Anhxtanh” đồng nghĩa với thiên tài.
        Anh ấy là “Anhxtanh” đấy: anh ấy là thiên tài đấy. Người ta

        tôn vinh Anbe Anhxtanh là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế

        kỉ XX.
                                                                        Năm 1921
        266
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271