Page 138 - Dạy Học Vật Lý
P. 138
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
phạm vi cả nước Đức nên tại tòa thị chính thành phố có treo bức ảnh chân dung
cha ông. Sau này, mặc dầu cha ông đã mất trước đó rất lâu, nhưng những phần tử
quốc xã vẫn tuyên bố vì cha ông thuộc dòng máu Do thái nên đã hạ bức ảnh đó
xuống.
Riêng Hec, khi chết vẫn không được chôn chung với những người bình
thường mà phải chôn ở nghĩa trang Ôxđoocphơ (Ohlsdort), thành phố Hămbuốc,
đó là nghĩa trang dành riêng cho những
người Do thái.
Sau khi Hec mất, bà Êlidabet không
tái hôn và sống ở Đức cùng hai con gái. Đen
năm 1930 khi Ađôn Hitle nổi lên thì cả ba
mẹ con bà phải chạy sang Anh. Một số nhà
khoa học quen biết Hec khi trước, lúc ấy
đang làm việc tại Ôcxphơt (Oxford) và
Kembritgiơ (Cambridge), đã thu xếp cho ba
mẹ con bà có chỗ ở tại làng Gitơn (Girton) Tấm bia dựng trên ngôi mộ Hec tại
nghĩa trang Õxđoocphơ, Hămbuốc
cách trung tâm Kembritgiơ khoảng hơn bốn
cây số. Ngày 28 tháng 12 năm 1941 bà Êlidabet qua đời tại làng này, thọ 77 tuổi.
Năm 1960 Sac Xutxkin (Charles Susskind/^^ có gặp Methin Hec để lấy tư
liệu viết về Hairich Ruđôn Hec. Quyển sách của Xutxkin mang tên là Hairich
Hec, một cuộc đời ngằn ngủi, xuất bản tại Xan Phranxiscô. Theo quyển sách đó
thì cả hai con gái của Hec đều không lập gia đình riêng và như vậy là Hec không
có một cháu ngoại nào nối dõi. về sau có báo đã viết rằng mặc dầu Hec không có
người nối dõi nhưng gia đình vẫn phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi trốn tránh
ở nơi đất khách quê người chỉ vì mồi cái “tội” là mang dòng máu Do thái trong
mình.
138