Page 135 - Dạy Học Vật Lý
P. 135
Hairich Ruđôn Hec (1857-1894)
Và như chúng ta biết sau này người ta còn có những ứng dụng của sóng
điện từ xa hơn nhiều, đó là những ứng dụng vào việc truyền tải tiếng nói và
cả hình ảnh đi xa (vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình). Vì vậy ngày
nay sóng vô tuyến cũng được gọi là sóng Hec.
Đọc đến đây chắc có bạn thắc mắc là cho đến đây chưa thấy giải thích vì
sao người ta lấy tên Hec để đặt tên cho đơn vị đo tần số dao động mà chỉ thấy nói
về sóng điện từ do Hec phát hiện ra. Xin trả lời: dao động và sóng có liên hệ chặt
chẽ với nhau. Trong đời sống hàng ngày ta gặp rất nhiều hiện tượng dao động; âm
là một ví dụ mà bất kì bạn đọc nào là học sinh trung học cơ sở đều biết. Khi một
dây đàn dao động nó phát ra âm. Một trong những đặc trưng của âm, nói chung là
đặc trưng của bất kì quá trình dao động nào, là chu kì dao động hay tần số dao
động.
Chẳng hạn ở một thời điểm nào đó chiếc dây đàn ở vị trí xa nhất bên trái,
từ vị trí đó nó chuyển động sang bên phải, đến vị trí xa nhất bên phải, rồi nó lại
quay lại bên trái, cuối cùng nó trở về vị trí lúc đầu, tức là vị trí xa nhất bên trái.
Một hành trình như thế, trong vật lí gọi là một dao động.
Thời gian dây đàn (nói chung là vật dao động) thực hiện một dao động gọi
là chu kì dao động. Chu kì dao động thường được kí hiệu là T. Ngoài chu kì dao
động T, người ta còn quan tâm đến đại lượng vật lí 1/T, đại lượng đó gọi là tần số
dao động. Tần số dao động thường được kí hiệu là f. Thông thường T được đo
bằng giây; nếu vậy thì tần số dao động có ý nghĩa là số dao động mà dây đàn thực
hiện được trong một giây. Khi đó tần số dao động được đo bằng đơn vị héc (Hz).
Bây giờ ta nói đến sóng. Sóng là dao động lan truyền trong không gian.
Dao động âm lan truyền trong không gian ta có sóng âm. Dao động điện từ lan
truyền trong không gian ta có sóng điện từ*‘\ Sóng được đặc trưng bằng tần số
sóng. Một dao động âm có tần số dao động là 440 Hz chẳng hạn (âm la) thì sóng
135