Page 395 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 395

II-  QUYÈN  CỦA  CÁN  Bộ,  ĐOÀN  VIÊN,  c ơ   QUAN  LÃNH  ĐẠO  CỦA  ĐOÀN  KHI  BỊ  KỶ
        LUẬT
            Cán bộ, đoàn viên bị kỷ luật vẫn được hưởng các quyền sau:
            1- Được trình bày ý kiến của mình trước hội nghị chi đoàn hoặc hội nghị ban chấp hành.
            2- Được biểu quyết về hình thức kỷ luật của mình.
            III- QUY TRÌNH TIẾN HÀNH XÉT KỶ LUẬT
             1-  Kiểm tra xác  minh:  quá trình  kiểm tra,  xác  minh  phải  khách  quan,  thận  trọng.  Khi  gặp  gỡ
        đương sự hoặc người có liên quan phải ghi biên bản.  Kết thúc quá trình  kiểm tra xác minh  phải có
        báo cáo kết luận.
            2- Tổ chức kiểm điểm:
             - Triệu tập họp chi đoàn  (đối với trường  hợp vi  phạm là đoàn viên)  hoặc ban chấp hành đoàn
        (trường hợp vi phạm là cán bộ đoàn).
             - Cán  bộ,  đoàn viên trình  bày kiểm điểm  (bằng văn  bản) trước chi  đoàn  hoặc ban  chấp  hành
        đoàn và tự nhận hình thức kỷ luật.
             - Báo cáo kết luận kiểm tra xác minh, đề xuất hình thức kỷ luật.
             - Các thành viên dự họp góp ý kiến phân tích nguyên nhân, tính chất,  mức  độ sai phạm.
             - Chủ tọa cuộc họp tóm tắt, kết luận vấn đề.
             3- Biểu quyết kỷ luật:  Biểu quyết hình thức kỷ luật nhất thiết phải bằng phiếu kín.
             -  Nếu  kết  quả  bỏ  phiếu  quá  một  phần  hai  thì  đề  nghị  đoàn  cấp  trên  xem  xét  quyết  định
        (trường  hợp  chi  đoàn  kỷ  luật  đoàn  viên  bằng  hình  thức  khiển  trách  thì  có  hiệu  lực  ngay  sau  khi
        công bo).
             - Trong trường hợp kết quả bỏ phiếu đề nghị kỷ luật không có hình thức nào quá bán hoặc kết
        quả bỏ phiếu bằng  nhau thì  làm văn  bản  báo cáo lên  ủy ban  kiểm tra.  đoàn cấp trên trực tiếp xem
        xét, quyết định.
             4- Hồ sơ kỷ luật gồm:
             - Bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
             - Biên bản họp chi đoàn hoặc ban chấp hành đoàn xét kỷ luật.
             - Văn bản đề nghị của ban chấp hành đoàn.
             -  Các văn  bản  khác có  liên  quan  như kết  luận  của cơ quan thanh tra,  quyết định  kỷ  luật của
        Đảng, chính quyền, đoàn thể khác...  (nếu có).
             5- Việc công  nhận tiến  bộ theo điều  35, Điều  lệ Đoàn thực hiện theo  Hướng dẫn  của  ủy ban
        Kiểm tra Trung ương Đoàn.
             IV- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÈ KỶ LUẬT ĐOÀN
             1- Tổ  chức Đoàn,  cán  bộ,  đoàn  viên  bị  kỷ  luật  không  đồng  ý với  quyết định  kỷ  luật thì  trong
        vòng  một tháng  (30  ngày)  kể  từ  ngày  nhận  quyết  định  kỷ  luật,  có  quyền  khiếu  nại  bằng  đơn  ve
        hình thức kỷ luật của mình lên ủy ban kiểm tra hoặc đoàn cấp trên,  ủy ban  kiểm tra hoặc đoàn cấp
        trên có trách nhiệm xem xét giải quyết và trả lời cho người gửi đơn khiếu nại biết.
             2-  Ban  thường  vụ  đoàn,  ủy  ban  kiểm tra  các cấp có  nhiệm  vụ  giải  quyết  khiếu  nại.  Việc  giải
        quyết khiếu  nại  kỷ  luật Đoàn  phải  tuần  tự từ cấp  ra quyết định  sau  đó  mới  đến  cấp trên  ra quyết
        định.
             3- Thời gian giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đoàn thực hiện theo quy định tại điểm e (1.2),  mục
        1  (II), phần thứ sáu của Hướng dẫn này.
             4-  Không  khiếu  nại  vượt  cấp  khi  tổ  chức  có  thẩm  quyền  giải  quyết  khiếu  nại  kỷ  luật  Đoàn
        chưa giải quyết xong,  không gửi đơn  khiếu  nại đến  nhiều cấp cùng  một lúc,  đến  nhiều tổ chức và
        cá nhân có thẩm quyền giải quyết, không khiếu nại hộ cá nhân, tổ chức bị kỷ luật.









        384
   390   391   392   393   394   395   396   397   398   399   400