Page 154 - Chăm Sóc Sức Khoẻ Bằng Y Học Cổ Truyền
P. 154
sài hồ có khả năng khai kết ở khí phận, không có
khả năng thanh nhiệt ở phần khí, thược dược có
khả năng khai kết ở huyết phận, không có khả
năng thanh nhiệt ở huyết phận. Hoàng cầm
thường được dùng trong can nhiệt.
- Chi tử: Đắng, lạnh, thanh tam tiêu hỏa, trị
uất nhiệt tâm phiền. Trong bệnh can dùng chi tử kết
hợp với hoàng cầm thanh cao thanh khí phận, dùng
chi tử kết hợp với đơn bì đê thanh huyết phận.
- Hạ khô thảo: Đắng, cay, lạnh vào 2 kinh can
đỏm, thanh uất nhiệt và thông khí kết, những
trường hợp do can huyết khô, khí hỏa uất kết gây
nên chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phiền nhiệt ra
mồ hôi, mắt đỏ, tính tình hay cáu gắt là ảnh hương
đến kinh can, xuất hiện chứng tràng nhạc, dùng có
kết quả tốt. Hạ khô thảo còn có tác dụng tân tán.
- Thanh cao: Đắng, lạnh có mùi thơm vào 2
kinh can đởm, thanh hư nhiệt, uất nhiệt, là vị
thuôc khô hàn không có lợi cho tỳ vị.
- Thanh đại: Hàn, vào kinh can. Lương huyết
tán nhiệt, kèm có tác dụng giải độc. Trị can hỏa
xung nghịch. Trường hợp can nhiệt uất lâu ngày,
lưỡi đỏ sẫm dùng các thuốc dưỡng âm, thanh nhiệt
mà không khỏi dùng thanh đại rất tốt.
- Ngưu hoàng: Đắng bình hơi có độc. Can nhiệt
sinh phong, phong hỏa tương tác gây chứng điên
cuồng kinh giản dùng ngưu hoàng đê thanh giải.
Xuất hiện chứng điên cuồng kinh giản là do tâm
155