Page 168 - Cách Phòng Và Điều Trị Viêm Gan B
P. 168
Đỗ Đúc Nghĩa (biên soạn)
- Nhũng nhân viên thường xuyên tiếp xúc với máu như
nhân viên y tế ở khoa tiêm truyền, nha khoa, phòng huyết
học cần được tiêm phòng để tránh lây nhiễm virut viêm
gan B.
- Những nhân viên làm trong ngành thực phẩm và giáo
dục cần được tiêm vacxin phòng bệnh đế tránh lây nhiễm
từ thức ăn hoặc lây nhiễm lên thức ăn cho khách hàng cũng
như những người thường xuyên tiếp xúc vói mình.
- Người có người nhà bị viêm gan B, thường xuyên tiếp
xúc vói bệnh nhân viêm gan B cần tiêm phòng để tránh
lây qua sinh hoạt thường ngày trong gia đình.
- Bệnh nhân nhận máu hoặc chạy thận tiêm phòng đế
tránh lây trong quá trình điều trị bệnh của bản thân.
Hỏi: Đối tượng nào không được tiêm phòng?
Đáp: Đối với những bệnh nhân đã nhiễm virut viêm
gan B hoặc đã bị viêm gan B thì không nên tiêm vacxin
phòng bệnh vì vacxin không thể phát huy tác dụng.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của những bệnh nhân này
chính là cần sớm điều trị bệnh theo phác đồ cùa bác sĩ đê’
nhanh chóng khỏi bệnh.
Tiêm phòng viêm gan B là một việc làm rất cần thiết
trong việc giảm thấp tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan B. Tuy
172