Page 40 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 40
Các dại công thần trong lịch sứ Việt Nam 41
nhưng ông không hể tỏ ra băn khoăn, thắc mắc, bất mãn. Trái
lại, với tư tưởng: “Dốc một lòng lấy việc yên xã tắc làm vui”
ông hăng say bước vào tìm hiểu tinh hình cụ thể ở địa phưoug
và tiến hành mọi chủ trưoug, biện pháp xây dựng cho địa
phưoTig được phát triển làm cho nhân dân được yên vui.
Về chính trị, trước hết ông lo củng cố bộ máy cai trị, tìm
những nguừi có đức, có tài, có uy tín với nhân dân để cai trị nhân
dân. Ông đặc biệt tỏ thái độ khoan hoà giúp đỡ nhân dân, hết sức
tránh làm phiền dân. Chi khi thật cần thiết cho việc chung, có lợi
cho dân, ông mới huy động dân và lúc đó thì ông ôn tồn chỉ bảo,
động viên nhân dân làm hết sức mình vì lợi ích chung. Nhờ đó
ông đoàn kết được các tầng lóp nhân dân. Đối với các dân tộc it
người ở miền núi, ông hết sức quan tâm giúp đỡ mọi mặt, kịp thời
giải quyết những mâu thuẫn dân tộc cho nên suốt thòi gian ông
làm Tổng trấn Thanh Hoá, không một lần nào xẩy ra nổi loạn,
khác hẳn với thời gian trước đây, cứ dăm ba năm lại có một vụ
nổi loạn ở noi này hoặc noi khác. Không những trấn Thanh Hoá
yên tĩnh mà cả châu Hoan, và ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý
cũng đều yên tĩnh. Người đòi khen rằng, ông cai trị giỏi nên
không cần đánh dẹp.
Về kinh tế, với quan điểm “dân lấy no ấm làm đầu, nước
lấy nghề nông làm gốc”, ông ra sức khuyến khích nghề nông,
tạo mọi điều kiện để nhân dân chăm sóc ruộng đồng, không
để xẩy ra tình trạng lỡ thời vụ. Bên cạnh nghề nông là gốc,
ông cũng hết sức khuyến khích nghề trồng dâu, nuôi tằm,
ưom tơ, dệt lụa, dệt vải, đồng thời cũng rất chú ý khuyến
khích nghề đánh cá, làm muối để cung cấp cho vùng đồng
bằng và để trao đổi với miền núi. ông còn chú ý khuyến khích
nghề làm rừng, đốn gỗ, săn tê tượng để đổi cho miền xuôi lấy
gạo, muối phục vụ dân sinh, ông lại khuyến khích cả nghề
thủ công mỹ nghệ như khi đến núi An Hoạch, tức là núi Nhồi