Page 391 - Bửu Ngôn Du Lịch Ba Miền Tập 1
P. 391

BẠC  LIÊU  (0781) •  373

      gần  dưới  cầu  Kim  Sơn.  Dựng  khoảng
      năm  1810,  ngôi  miếu cổ  nhất của người
      Hoa  ở  Bạc  Liêu,  thờ  ông  Bổn.
        M iếu Ô ng, m iếu  Bà, ngã tư đầu tiên
      trên  đường  Cao  Văn  Lầu,  rẽ  phải  theo
      đường Nguyễn Thị Minh Khai.  Hai ngôi
      miếu người  Hoa kê  nhau.  Miếu ôn g  thờ
      Quan  Công,  miếu  Bà  thờ  Thiên  Hậu,
      mới  trùng  tu  sặc  sỡ.
        K hu  Lưu  n iệm   n h ạ c   sĩ  Cao  V ăn
      L ầu.  Mới  xây  dựng  lại  khá  đồ  sộ.  ông
      Cao  Văn  Lầu  (1890-1976)  người  Long
      An,  nhưng  sống  phần  lớn  thời  gian  ở
      Bạc  Liêu.  Vào  khoảng  đầu  thế  kỷ  20
      âm  nhạc  phương  Tây  mới  mẻ,  phong
      phú  tràn  vào như muốn đè  bẹp ca nhạc
      dân  tộc.  Bài  ‘Dạ  cổ  hoài  lang’  (Nghe
      trống  đêm   khuya  nhớ  chồng)  ra  đời
      năm   1920  với  âm   điệu  dân  tộc  linh
      hoạt  thổi  một  sức  sống  mãnh  liệt  cho
      nền  âm  nhạc  Việt  Nam.  Sau  này  bản
      Dạ cổ hoài lang đổi thành  Vọng cổ hoài
      lang,  rồi  điệu  vọng  cổ  được  cải  tiến
      liên  tục  thành  điệu  nhạc  chủ  đạo  của
      sân  khấu  cải  lương.
        S ân   chim   B ạc  L iêu,  từ  đường  Cao
      Văn  Lầu  rẽ  vào  1  cây số.  Trên  lý thuyết
      thì  rộng  tới  170  mẫu  với  50  mẫu  rừng
      nguyên sinh.  Cái du khách dược thấy chỉ
      là  một  số  chim  bị  nhốt  trong  lồng.  Chỗ
      chim  thiên  nhiên  thì  du  khách  không
      được  vào.  Giá  vé  rẻ  (lO.OOOđ.),  cây  xanh  nhiều,  vào  đi  dạo
      chơi  như  trong  công  viên.
   386   387   388   389   390   391   392   393   394   395   396