Page 393 - Bửu Ngôn Du Lịch Ba Miền Tập 1
P. 393
BẠC LIÊU (0781) • 375
Q uan Âm P h ậ t Đ ài, một tượng Quan Âm cao 11 mét,
đứng chơ vơ giữa bãi bồi bằng phẳng. Tượng hoàn thành
đầu năm 1975, khi đó đứng sát ngay mép nước biển. Rồi
băi biển bồi lấn dần nên bây giờ tượng đứng sâu trong đất
liền. Hai bên tượng là 2 điện thờ lớn, nội th ất rực rỡ. Tại
đây đang triển khai xây dựng ‘núi Quan Ảm’, cao 36m, rộng
90m. Khu vực này có nhiều nhà trọ, quán ăn bình dân.
Nếu đi đúng ngày vía Bà, ba ngày 22, 23, 24 tháng 3 âm
lịch, người hành hương ‘ngựa xe như nước’.
Nhà hàng Hương B iển, cuôi đường Cao Văn Lầu, 8 cây
sô từ trung tâm thành phô. Người Bạc Liêu gọi khu vực này
là Nhà Mát. Một lối đi trên biển cả trăm mét, dẫn ra nhà
hàng cất trên m ặt biển. Các món hải sản khá bình dân.
Bãi biển cát bùn, với những cây đước, cây bần.
Vườn nhãn. Từ đường Cao Văn Lầu, theo tỉnh lộ 31
chừng 2km, bên đường là những vườn nhãn cả trăm năm
tuổi, và đoạn tỉnh lộ này cũng có tên là đường Giồng
Nhãn. Một loại nhãn cây không lớn, nhưng nhánh uốn
lượn đẹp. Những khu vườn rất đẹp, nhưng năng suất không
cao, và đang đứng trước nguy cơ bị chặt bỏ.
Đoạn dường này có nhiều quán bánh xèo, nổi tiếng nhất
là bánh xèo A Mật, Đt 3836 062.
C ây x o ài cổ th ụ . vẫn đi trên tỉnh lộ 31, cây sô 4, có
tâm bảng chỉ vào cây xoài cổ thụ, qua cổng có 4 chữ Hán
‘nghĩa địa Thọ Sơn’, một nghĩa địa người Tiều (Triều Châu).
Một cây xoài cổ thụ hiếm hoi, gốc phải mấy người ôm. Dân
địa phương phỏng chừng cây xoài này 300 năm tuổi.
C h ù a X iêm C án, người Khmer Nam Bộ gọi là Prêk
Sh’râu (nghĩa là Sông Sâu, chữ Xiêm Cán tiếng Tiều cũng
cùng nghĩa), vẫn đi trên tỉnh lộ 31, đến cây sô 6. Một ngôi
chùa Khmer đặc biệt ở quy mô rất lớn, hàng chục kiến trúc
khác nhau, màu sắc rực rỡ. Chánh điện, 2 nhà Sala kiểu
nhà sàn gỗ, tháp chuông, cột cờ, nhà hỏa táng...