Page 389 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 389
Thị bốn bát bánh đúc trước cơn đói là thể hiện tấm lòng tô't của anh. Anh đã
không quay lưng trước nỗi đau của kẻ khác, Tràng đã chia sẻ trước cái đói của
họ dù biết rằng, Tràng cũng nghèo khốn khó, không hơn gì họ, đặc biệt trước
tình huông ấy: “Tràng vỗ vỗ vào túi” và nói: “Rích bố cu” là anh muôn nói với
Thị, anh có tiền nhiều, cứ ăn đi, đừng ngại gì cả là thể hiện một tấm lòng đến
với một tấm lòng, tấm lòng của những con người nghèo khổ nhưng vẫn yêu
thương chia sẻ lúc hoạn nạn là phẩm chất đẹp trong tâm hồn Tràng, một con
người nhân hậu.
2. Khao khát một mái gia đình riêng:
- Nhà văn đã xây dựng một tình huôhg đầy kịch tính, sông động, hiện thực
giữa hai con người xa lạ nhưng cuôl cùng họ lại đến với nhau thật tình cờ, ngẫu
nhiên nhưng rất thật, rất con người. Xuất phát từ câu nói đùa của Tràng: “Này
nói đùa, chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Không ngờ câu
nói đùa của Tràng, người phụ nữ mà Tràng vừa dành cho bốn bát bánh .đúc, Thị
đã hành động thật, “Về thật”. Lúc ấy, Tràng hơi bất ngờ, lúng túng trước hành
động táo bạo của Thị, Tràng: “cũng chọn” có nghĩa là trong thâm tâm của anh
cũng lo lắng trước cuộc sống mà cái đói, cái chết đang đe dọa rình rập. Tràng
nghĩ, nếu Thị theo mình về thì lấy gì mà nuôi: “thóc gạo này đến cái thân
mình cũng chẳ biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Đây là dòng suy nghĩ
rất thật, rất chính đáng của một người đàn ông tôt bụng như Tràng. Nhưng rồi,
dòng suy nghĩ lo lắng bỗng vụt tắt, tan biến và khơi dậy trong tâm hồn anh
một suy nghĩ mới, một cái nhìn mới đã hiện hình rồi Tràng: “tặc lưỡi một cái”
với hai tiếng: “chậc, kệ !”. Chỉ có hai từ ngắn gọn (chậc, kệ) là biểu hiện một
quyết định táo bạo, một hành động dũng cảm của Tràng và cuôl cCỉng Tràng đã
mở rộng cánh cửa của trái tim và dang dôi cánh tay của anh để đón nhận người
phụ nữ kia theo Tràng cùng về với gia đình là thể hiện niềm khao khát một
mái ấm, một hạnh phúc nhỏ nhoi bình dị như bao người đàn ông khác cũng
chính là lúc Tràng đã vượt lên mọi khắc nghiệt của hoàn cảnh, vượt lên trên cả
cái đói, cái chết để được có một tổ ấm, một mái gia đình là thể hiện sức sống
tiềm tàng mãnh liệt, một nghị lực sông mạnh mẽ là phẩm chất đẹp của tâm
hồn Tràng. Vì Tràng không vì hoàn cảnh khôn khó, nghiệt ngã mà tự hủy diệt
niềm khát vọng sông chính đáng của anh. Quả thật: “Bên trong con người thô
kệch xấu xí của Tràng là thể hiện một nhân cách sông đẹp”.
B. Qua đoạn văn trích, nhà văn muốn gửi dến cho ngưởi đọc những
vân đề gì?:
- Từ nạn đói năm 1945, làm cho con người tàn tạ, xác xơ, xót xa, thương
cảm qua hình ảnh người “Vợ Nhặt”, nhưng họ vẫn tìm mọi cách để được sống
dù phải đánh mất lòng tự trọng, thị phi của người đời càng thể hiện khát vọng
sống, khát vọng chính đáng của con người thật là đáng quý, qua đó thấy được
388