Page 388 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 388
đói. Xuất phát là do âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và phát xít Nhật gây
ra. Đứng trước cái đói, nhà văn đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ nông thôn
có tên gọi là Thị với: “áo quần tả tơi như tố đỉa, Thị gầy sọp hẳn đi, trên cái
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Phải chăng, vì đói, vì
muốn được sống Thị không còn ý tứ, e dè gì cả, chỉ qua một lời nói của một
người đàn ông tôt bụng (Tràng), anh nói: “Muốn ăn gì thì ăn” liền tức khắc:
“Thị ngồi sà xuống, ăn thật”. “Thị cắm đầu ăn một chặp bôn bát bánh đúc liền
chẳng chuyện trò gì” không cần biết xung quanh mình có ai. Tại sao một người
phụ nữ nông thôn chân quê, mộc mạc lại sỗ sàng trơ trẽn đến như thế? Xuất
phát từ cái đói, nguyên nhân vì đói và muôn được ăn, Thị không còn e dè ngại
ngùng, xấu hổ gì cả, miễn làm sao là được có cái ăn cho qua cơn đói, Thị bâ't
chấp tất cả là thể hiện một khát vọng sống, để được sống là phẩm chất đáng
thương lẫn đáng quý của Thị. Chúng ta còn nhớ truyện ngụ ngôn của Pháp có
tựa đề: “Cái chết và lão tiều phu” (La mort et le bucheron) của La-phông-ten,
cũng thể hiện một khát vọng sông như thế.
Chi tiết 2: Người Vợ nhặt vẫn hiểu rằng, vì đói, vì muôn được sống Thị đã
theo không về làm vợ một người đàn ông chỉ gặp có hai lần thoáng qua, Thị
không hiểu về gia cảnh của người ây, không biết họ thế nào! Nhưng Thị đã
mạnh dạn theo về làm vợ từ một câu nói đùa của người đàn ống tốt bụng:
“Này nói đùa, chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Một điều
hết sức ngạc nhiên: tại sao một câu nói đùa và trong thâm tâm Thị cũng hiểu,
cũng biết đó là câu nói đùa nhưng tại sao Thị đã hành động thật, “Thị về thật”?
Xét cho tận cùng con người của Thị lúc ây, chẳng qua vì cái đói , cái chết như
đang bủa vây và Thị đã hành động thật, Thị theo không về làm vợ Tràng như
muốn tự cứu mình như tìm được chỗ dựa, tìm được cái phao để tìm lấy sự sống.
Thị biết đó là hành động trơ trẽn là điều xấu hố nhưng Thị bất chấp kế cả
đánh mất lòng tự trọng cùng điều thị phi của người đời. Chứng tỏ Thị đã vượt
lên tất cả để tìm đến sự sống, được sống là một suy nghĩ tích cực, một hành
động táo bạo rất con người xuất phát từ sức sống mạnh mẽ tiềm tàng trong con
người của Thị là một phẩm chất đáng quý thấm đẫm tính nhân văn. Quả thật:
“Bên trong khuôn mặt lưỡi cày xám xịt của Thị là một sức sống mạnh mẽ, một
khát vọng sống đẹp”.
B. Phẩm chât của nhân vật Tràng:
1. Thế hiện một tâm lòng nhân hậu:
Nghĩ về nhân vật Tràng cũng thuộc dân cùng dinh, nghèo khổ trong Xóm
ngụ cư: “Ngày nào có việc thì mới có cái ăn, ngày nào không việc thì mẹ con
cùng chịu đói.” Rồi cái dói, cái chết luôn luôn đe dọa rình rập sinh mạng con
người. Nhưng đẹp thay, Tràng vẫn có tấm lòng thương người, thương người
hoạn nạn và anh đã tự nguyện chia sẻ người đàn bà mà Tràng chỉ gặp có hai
lần trong khoảnh khắc, không bà con thân thích nhưng anh sẵn sàng dành cho
3 8 7