Page 347 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 347
là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”... với người con trai cả,
trước kia đều vâng lời nghe theo ý kiến chỉ bảo của ông Trương Ba nhưng hôm
nay “anh đã quyết định dứt khoát sẽ bán ngôi vườn để có tiền mở thêm vốn
liếng cửa hàng thịt” dù ông Trương Ba không chấp nhận và người cháu nội gái
cũng không thừa nhận ông Trương Ba là ông nội của mình và còn lên án ông ấy
thô lỗ, tàn nhẫn chỉ còn người con dâu dù râd hiểu và thông cảm cho ông Trương
Ba nhưng trong thâm tâm người con dâu vẫn nghi ngờ về ông hiện nay và tự nói
rằng: “Thầy ơi! Làm sao, làm sao giữ được ở lại sự “hiền hậu, vui vẻ, tốt lành”
như Thầy của chúng con ngày xưa”. Đây là nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba từ
phía gia đình cũng là nỗi xót xa đau đớn thứ hai của ông.
2. Hồn Trương Ba ý thức về chính mình và biết bảo vệ tư cách sống
của bản thân.
Từ hành động và tính cách sông của Hồn Trương Ba từ khi nhập vào xác anh
hàng thịt, Hồn Trương Ba dần dần đã nhận ra bản thân con người của mình đã
thay đổi, biến chất. Trước tình trạng như thế, Hồn Trương Ba đã ý thức được
điều đó, hiểu ra rằng: Ai đã làm cho con người của mình phải đau khổ như thế
này? Ai đã làm cho Hồn Trương Ba giờ này gia đình phải xa lạ, nghi ngờ và
xem thường đế rồi Hồn Trương Ba phải thốt lên: “Không! Không! Tôi không
muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm
rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này ta bắt đầu sợ mi, ta muôn
xa mi ngay tức khắc”. Lời nói của Hồn Trương Ba là tiếng nói của ý thức, tự
nhận biết chính bản thân đã không còn là mình nữa, thay vào đó là một con
người đã biến dạng về nhân tính về tính cách sôhg và hành động không còn là
ông Trương Ba làm vườn của ngày xưa, rồi Hồn Trương Ba thôt lên như một
phản ứng, một sự phản kháng đế đòi quyền làm người của mình đã bị cướp mất,
Hồn Trương Ba nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.
Tôi muốn dược là tôi toàn vẹn” và: “Nếu cái hồn ta có hình thù riêng” ta sẽ
“tách ra khỏi cái xác này dù chỉ là một lát”. Hàng loạt tiếng nói của Hồn Trương
Ba càng thấy rõ, Hồn Trương Ba không đồng tình với cái xấu, cái ác, cái thô lỗ,
cộc cằn, ham rượu, ham đàn bà của tên hàng thịt và quyết liệt phủ nhận, cắt đứt
ngay tức khắc đế trả lại con người thật, nhà làm vườn ngày trước của ông
Trương Ba đó là tinh thần phản kháng của Hồn Trương Ba để bảo vệ tư cách
sông của một con người mà hồn nào thì xác nấy. Hồn Trương Ba còn đưa ra
những lời lẽ thật chính xác, hợp lí, hoàn toàn đúng đắn phù hợp với quy luật tự
nhiên của tạo hóa khi trực diện với quan Đê Thích và Hồn Trương Ba nói: “Sống
nhờ vào dồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến
cái thân tôi sống nhờ vào anh hàng thịt, ồng chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống,
nhưng Sống như thê nào thi ông chẳng cần biết”. Chứng tỏ nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ đã đi sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật Hồn Trương Ba để thấy
rõ lẽ sống chính đáng của Hồn Trương Ba là hoàn toàn hợp lí, hợp với lẽ phải,
lẽ đạo làm người, lẽ tự nhiên của tạo hóa và thấy rõ sự tắc trách, vô trách
34 6