Page 47 - Bệnh Răng Miệng Cách Phòng Và Điều Trị
P. 47

Tuổi  thọ  trung  bình  kéo  dài,  răng  tồn  tại  lâu
          hơn  và  bị  suy  yếu  dần  khiến  cho  ở người  già  khả
          năng mắc bệnh răng miệng cao.

              Dấu hiệu của bệnh như sau:
               -  Một dấu hiệu dễ nhận  thấy nhất là xuất  hiện
          lỗ  hổng  trên  bề  mặt  răng.  Bệnh  nhân  nào  cũng  có
          thể tự phát  hiện  ra dấu hiệu  này.  Nhưng rất tiếc là
          khi các lỗ hổng này xuất hiện thì bệnh đã tiến triển

          được  một  thời  gian  dài,  đang  bước  sang  giai  đoạn
          trầm  trọng.  Do  đó  lỗ  sầu  răng  không  phải  là  dấu
          hiệu giúp chúng ta phát hiện bệnh kịp thời.
               -  Bệnh  sâu  răng có  tốc  độ  phát  triển  tương  đối
          chậm,  mất  khoảng  từ 2  đến  4  năm  để ăn  sâu  từ bề
          mặt  lớp  men  răng  đến  lớp  ngà  răng.  Khoảng  từ 6
          tháng  cho  đến  1  năm  (hoặc có  khi  2  năm)  đầu  thì
          bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt
          răng.  Do  đó  người  bình  thường  không  nhận  ra
          mình bị bệnh.

               Một khi lỗ sâu xuất hiện trên răng thì bệnh sâu
          răng bắt đầu tiến triển nhanh hơn.
               - Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi
          lỗ sâu lớn, tiến sang lớp ngà răng có thể xuất hiện cơn

          đau với cường độ nhẹ, đặc biệt là khi ăn thức ăn nóng,
          lạnh hoặc chua, ngọt. Thường cơn đau chỉ thoáng qua
          và  kết  thúc  ngay  sau  khi  ăn  nên  bệnh  nhân  cũng
          không chú ý lắm. Một số trường hỢp bệnh nhân hoàn


          48
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52