Page 55 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 55
bụi bặm, nấm mốc và phấn hoa... Nếu bạn chắc chắn
biết được yếu tố nào gây bất lợi làm bùng phát những
cơn suyễn của mình thì càng hạn chế tiếp xúc với yếu tố
đó càng tốt. Ví dụ như khói thuốc lá, mùi nồng từ thuốc
trừ sâu, mùi keo xịt tóc, mùi sơn, các loại dầu thơm...
Các loại thực phẩm không nên dùng: thường
xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở
các món salad, các loại uống giải khát và thực phẩm
đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm giấm hoặc
làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến
sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm).
Tất nhiên không phải mọi thực phẩm trên đều cần
phải kiêng mà bạn nên theo dõi xem mình thường dị
ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay
bị lên cơn suyễn để phòng ngừa và cách ly. Ngoài ra
cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh
như kháng sinh, thuốc Aspirin...
Nên kiêng cữ: những thức ăn có thể gây dị ứng
đối với cơ địa riêng của mỗi người, cần ăn nhiều thức
ăn có chứa vitamin c, magnesium và những acid béo
Omega 3. Người ta nhận thấy việc thiếu vitamin c
phối hỢp với điều kiện không khí ô nhiễm làm gia
tăng những trường hỢp bệnh suyễn, đặc biệt là đối với
trẻ em.
Một số nghiên cứu thấy ở những người bệnh
suyễn, lượng vitamin c trong cơ thể thường ít hơn 50%
so với những người bình thường. Vitamin c tự nhiên
có nhiều trong các loại rau quả như cà chua, cà rốt và
rau xanh như rau dền, rau diếp... Rau quả xanh cũng
có nhiều magnesium. Magnesium có tính năng cải
thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các
lớp cơ bao quanh khí quản. Ngoài ra các nhà khoa học
Ẽênk Ằô kấp, ken suỵỂn và cách ầiều tri 55