Page 53 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 53
của bệnh để kết hợp cùng với bác sĩ lập kế hoạch điều
trị hen phế quản cho trẻ. Hiện nay, nhiều người chỉ
chú trọng tới việc cắt cơn hen trong khi nguyên nhân
của bệnh còn là do di truyền, do gen. Cảnh giác với các
dấu hiệu hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, khò khè, khó
thở, ho, nặng ngực vì đó có thể là dấu hiệu của hen phế
quản. Khi trẻ có những dấu hiệu này, trẻ cần được đi
khám tại chuyên khoa hô hấp để điều trị sớm.
Ngoài ra, cha mẹ còn có vai trò kiểm soát các yếu
tố làm khởi phát cơn hen cho trẻ. Bằng cách không
dùng thảm trong phòng của trẻ, không nuôi súc vật,
không hút thuốc lá, không cho trẻ dùng các đồ chơi từ
bông, lông, sỢi. Vệ sinh chăn đệm, phòng ở thường
xuyên. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người ốm, hạn chế
các thực phẩm có chất bảo quản, cho trẻ tiêm phòng
cúm hàng năm...
Hen có diễn biến thất thường. Một số trường
hỢp ổn định sau khi trẻ lớn trên 5-6 tuổi, nhưng sau 15
năm lại bị tái phát, thậm chí sau 20 - 30 năm sau bệnh
lại tái phát. Nếu bệnh được phát hiện sớm và quản lý
điều trị dự phòng thì có thể giú.tn tỷ lệ tái phát khi lớn,
nhất là các thể hen nặng.
Cuối cùng, hen phế quản không thể chữa khỏi
hoàn toàn nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát. Tất cá
các phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào từng trẻ,
cha mẹ của trẻ nên trao đổi, bàn bạc với thầy thuốc về
kế hoạch theo dõi điều trị lâu dài, nếu có điều kiện có
thể thăm khám điều trị tại cùng một bác sĩ từ nhỏ cho
tới lớn sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, lúc đó, bác sĩ sẽ
nắm được quy luật tiến triển của bệnh và cơ địa của
từng bệnh nhân để có y lệnh điều trị phù hỢp.
ẼênẰ Ẵô hấp, ken suyễn và cảch điều tri 5 3