Page 32 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 32

2.2.  Theo Đông y
              Từ rất xưa, sách Nội kinh đã đề cập đến tà khí bên
          ngoài  xâm  nhập  vào,  tình  chí  không  điều  hoà có  thể
          gây nên ho ra máu.
              Trên lâm sàng, theo Đông y, ho ra máu có thể do:
              +  Ngoại tà lục dâm xâm nhập vào phế gây nên ho,
          nếu tà khí làm tổn thương phế lạc, huyết tràn vào khí
          đạo sẽ gây nên ho ra máu.
              + Can hoả phạm phế: Phế khí vốn suy yếu, nay do
          tức giận, tình chí không thoải mái, can  uất hoá thành
          hoả, bốc lên làm tổn  thương ngược lại phế, phế lạc bị
          tổn thương thì sẽ ho ra máu.
              +  Phế thận âm hư:  Thận âm  là gốc của âm dịch,
          phế âm là gốc của thận âm (Kim sinh Thuỷ), bệnh lâu
          ngày làm cho khí âm bị  hao  tổn gây nên  âm  hư, phế
          táo, hư hoả quấy nhiễu bên trong, làm cho lạc của phế
          bị tổn thương, gây nên ho ra máu.
              +  Khí hư bất nhiếp; Khí là vị tướng coi sóc huyết,
          khí có  tác  dụng  nhiếp  huyết,  nếu  do  lao  thương  quá
          sức hoặc do ăn uống không điều độ hoặc thất tình nội
          thương  hoặc  ngoại  cảm  lục  dâm,  bệnh  kéo  dài  trị
          không khỏi đều có thể làm tồn thương chính khí, khí
          hư không nhiếp được huyết, huyết có ai cai quản sẽ đi
          lên vào khí đạo, gây nên ho ra máu.  Sách “Cảnh nhạc
          toàn  thư - thổ  huyết luận” viết:  “ưu  tư quá mức làm
          hại tâm tỳ, gây nên thổ huyết, ho ra máu”.
              + Uống nhiều loại thuốc cay, ấm, nóng: Do cơ thể
          vốn suy nhược, hoặc bệnh lâu ngày hư yếu mà lại thích
          tư bổ và cường dương, uống những loại thuốc ôn, táo,
          nhiệt  lâu  ngày  táo  nhiệt  sẽ  sinh  ra  bên  trong,  hoá
          thành  hoả,  làm  tổn  thương  tân  dịch,  gây  thương  tổn


          32   LÈ ANH SƠN bi<
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37