Page 131 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 131
kích thích, co giật... Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ có
thêm các phương tiện giúp chẩn đoán nhanh chóng và
chính xác hơn như xét nghiệm máu, chụp X-quang
tim phổi, soi mũi họng, cấy dịch mũi họng tìm nguyên
nhân...
Nguyên tắc điều trị viêm phổi ở trẻ là chống
nhiễm khuẩn, chống suy hô hấp, chăm sóc tốt.
- ớ tuyến cơ sở: Nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn
nhẹ (natricloxit 9%o), súc miệng hằng ngày. Có thể
dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm
trùng như: penixilin, amoxilin, erythromycin... (tốt
nhất nên dùng đường uống, dạng siro). Khi tình trạng
bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên.
- Khi trẻ viêm phổi nặng: Nên nằm điều trị nội trú
tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện
pháp xử trí kịp thời. Nếu tìm được nguyên nhân gây
bệnh thì dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Nếu
không có kháng sinh đồ thì dựa vào lứa tuổi, diễn biến
của bệnh mà lựa chọn các loại kháng sinh phổ rộng
như: gentamycin, amoxilin, ceíotaxim, ceíuroxim...
- Điều trị hỗ trỢ: Hạ nhiệt bằng paracetamon,
chườm mát..., làm thông thoáng đường thở bằng cách
hút đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo. Cho thở
ôxy khi trẻ có biểu hiện suy thở. Nếu tím tái nặng,
ngừng thở thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ
trỢ... Khi trẻ sốt cao kéo dài, có biểu hiện mất nước,
cần truyền dịch.
- Chăm sóc: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số
lượng vừa phải, tránh trào ngược. Đảm bảo vệ sinh
sạch sẽ và cần phải theo dõi sát tình trạng khó thở, tím
tái.
Rênk kô kấp, ken suyễn và cáck thều tri 131