Page 118 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 118
phòng bệnh tốt nhất. Nơi ở phải đầy đủ ánh sáng,
thoáng mát, lưu thông không khí tốt, ấm áp về mùa
đông, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, súc miệng hằng ngày với
trẻ lớn. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ
nhỏ. Nhỏ mũi hàng ngày bằng natriclorit 0,9%. Cách
ly trẻ bệnh vởi trẻ khác để tránh lây lan thành dịch.
Phát hiện các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường
hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó
thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm
tăng cân... Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được
tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, không nên tự
dùng thuốc cho trẻ. Khi mang thai, bà mẹ phải khám
thai đầy đủ, bảo đảm thai nhi phát triển tốt, nên cho
trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi.
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của
cán bộ y tế cơ sở theo chương trình tiêm chủng mở
rộng. Ngoài ra còn có một số loại vacxin phòng viêm
đường hô hấp khác, nhưng khi tiêm cần có sự hướng
dẫn và tư vấn của cán bộ y tế nhằm đảm bảo hiệu quả
và tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.
Làm thế nào đểhạn chế cơn hen ở trẻ?
Hen (suyễn) là bệnh viêm đường hô hấp mạn
tính. Phản ứng viêm làm đường thở nhạy cảm với các
chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất
kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ
phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn
khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.
Các yếu tố kích thích cơn suyễn bộc phát: nhiễm
trùng đường hô hấp (là yếu tố rất quan trọng ở trẻ em),
thay đổi thời tiết, khói thuốc lá. Các chất gây dị ứng
1 1 8 LÈ ANH SƠN