Page 117 - Bệnh Hô Hấp, Hen Suyển
P. 117
sốt, cân bằng rối loạn nội môi do sốt, độc tố của virus
gầy ra. Các trường hỢp viêm đường hô hấp cấp do
virus nói chung cần được chẩn đoán và theo dõi, điều
trị tại các cơ sở y tế. Không nên tự cho trẻ uống thuốc,
đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì
sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh và rất khó khán cho
chẩn đoán và điều trị.
ở tuyến cơ sở: Nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn
nhẹ (natriclorit 0, 9%), súc miệng bằng dụng dịch súc
họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày, có thể
dùng một số loại kháng sinh khi có tình trạng nhiễm
khuẩn như penixilin, erythromycin, amoxilin,... tốt
nhất nên dùng đường uống, dạng sirô. Khi tình trạng
bệnh không cải thiện thì nên chuyển lên tuyến trên.
Khi trẻ viêm phổi nặng: Nên nằm điều trị nội trú
tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện
pháp xử lý kịp thời. Các thuốc kháng virus: oseltamivir
(tamiAu), amantadin, ribavirin. Chú ý theo dõi tình
trạng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hỢp.
Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.
Các biện pháp điều trị hỗ trỢ là cần hạ nhiệt (dùng
paracetamol, chườm mát)...; làm thông thoáng đường
thở: hút sạch đờm dãi, nằm đầu cao, nới rộng quần áo.
Khi trẻ có biểu hiện suy thở thì có thể đặt ống nội khí
quản, hô hấp hỗ trỢ. Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo
dài, biểu hiện mất nước... Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ
chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược, vệ sinh sạch
sẽ, theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái.
Giữ gìn sức khỏe cho trẻ và nên phòng bệnh bằng
vacxin
Bảo đảm cho trẻ có một sức khỏe tốt là biện pháp
Bênh kô hấp, ke n suyễn và cáck điều tri 117