Page 433 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 433
một lý thuyết quân sự xuất phát từ chính văn hóa
của nó. Đó là lý thuyết chiến tranh vì bất đắc dĩ.
Hồ Chủ tịch nói:
"Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân
nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực
dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp
nước ta một lần nửa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất
định không chịu m ất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ".
Một khi đã chiến đấu vì bất đắc dĩ thì chiến
tranh sẽ không có thời hạn, "Năm nám, mười năm,
hai mươi năm hay lâu hơn nửa". Đời cha chưa xong
thì đến đời con, đời cháu. Lý luận này ta cũng thấy
trong "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo, trong
"Bình Ngô Đại cáo" Nguyễn Trãi viết nhân danh
Lê Lợi, trong lời tuyên bố của Quang Trung và trong
mọi thơ văn yêu nước.
Chính vì bất đắc dĩ mà chiến đấu cho nên ở
đâu có người Việt Nam, ở đấy có chiến tranh chống
ngoại xâm, phụ nữ trở thành lực lượng không kém
nam giới, và lịch sử Việt Nam là lịch sử các nữ anh
hùng, đồng bào miền núi là cơ sở và quê hương của
họ là đất thánh bất khả xâm phạm của mọi cuộc
kháng chiến. Chiến tranh diễn ra không có trận
tuyến. Không phân biệt già trẻ, trai gái, tôn giáo,
tầng lớp. Không phải đất nưóc nào cũng có được
một lý luận quân sự bắt rễ sâu sắc vào văn hóa
của mình như Việt Nam.
435