Page 426 - Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
P. 426
của CNXH. Nhưng lẽ ra phải thấy Chủ nghĩa đế
quốc khủng hoảng trước, sau khi không còn hệ thống
thuộc địa nữa. Chỉ có điều Chủ nghĩa tư bản biết
tự điêu chỉnh nên sự thay đổi diễn ra nhẹ nhàng.
CNXH hội dưới hình thức trước đây chỉ thích hợp
để đối phó với Chủ nghĩa đế quốc cũng dưới hình
thái trước đây má thôi. Khi Chủ nghĩa tư bản đã
thay đổi như vậy mà CNXH không tự thay đổi làm
sao khỏi lạc hậu với tình thế?
Cả ba nguyên lý này đều xuất phát tử học thuyết
Mác-Lênin, học thuyết của xã hội đại công nghiệp,
không thể nào nảy sinh ở một nước nông nghiệp
được. Yêu nước thì Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
cũng chẳng kém ai. Nhưng hai cụ Phan không thấy
công nhân, nông dân là lực lượng chính của cách
mạng. Đó là phần gộp.
Nhưng muốn gộp được cái mới phải phân tích
nó triệt để, dũng cảm và khách quan, để thấy ngay
trong việc gộp cũng phải không ngừng chủ động.
Trong "Hồ Chí Minh toàn tập" (1995, tập I, trang
464-469) có đăng bài "Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung
Kỳ và Nam Kỳ", viết năm 1924, khẳng định cách
nhìn táo bạo của Nguyễn Ái Quốc về học thuyết
Mác-Lênin:
"Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên
một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử
nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Ău là gì? Đó chưa
phải là toàn thê nhân loại.
Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội
trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô,
428