Page 313 - AllbertEstens
P. 313
Song kêt quả này chắc chắn phải là một sự khuyên khích rất
đáng kế đối với phương hướng siêu đối xứng.
3. Lý thuyết dây
Lý thuyêt thông nhất lớn siêu đốì xứng giới thiệu ở trên
chưa thực hiện được sự thông nhâ't trong đó có tương tác hấp
dẫn. Trong khi đó, những ý đồ mô tả sự hấp dẫn theo lý thuyết
trường lượng tử đều gặp phải khó khăn về những vô hạn không
kiểm soát được. Những vô hạn vậy, như chúng ta đã biết, xuất
hiện trong bất kỳ lý thuyết trường nào trong Mô hình Chuẩn.
Chúng ta đã học được cách “sống với” các phân kỳ trong Mô
hình Chuẩn bằng kỹ thuật tái chuẩn hoá, song nhiều người vẫn
xem sự tồn tại của chúng như là một tín hiệu vê một vân đề cơ
sở của cách tiếp cận lý thuyết trường [9]. Các vô hạn này vốn
gốc gác từ việc xem các tương tác cơ bản là xảy ra ở một điểm.
Các lý thuyết dây sẽ cung cấp cho chúng ta một phương pháp
vừa để kiểm soát các vô hạn vừa để tính đến hấp dẫn theo lý
thuyết lượng tử (hâp dẫn lượng tử).
Lý thuyết dây vói xuất phát điểm xem hạt không phải là
điểm mà là những thực thể một chiều bé nhỏ (“dây”) đã xuất
hiện vào cuối những năm 1960 nhằm mô tả các lực hạt nhân
mạnh. Năm 1971, người ta đã tìm thấy rằng để kể đến các
fecmion thì cần phải đưa ra siêu đối xứng; sau đó đã thấy rằng
siêu đối xứng là một đặc điểm chung của các lý thuyết dây nhất
quán, và do đó đã có cái tên “siêu dây”. Lý thuyết dây đã là một
để tài được nghiên cứu rất tích cực trong 5 năm trước khi nó
vấp phải những khó khăn nghiêm trọng trong mô tả các lực hạt
nhân mạnh và QCD đã trỏ thành lý thuyết chiến thắng vê'
tương tác mạnh. Kết quả lấ lý thuyết dây đã suy tàn và bị bỏ rơi
trong một thập kỷ trừ một vài ngưòi rất ngoan cố'. Năm 1974,
311