Page 295 - 750 Cây Lá Thuốc Nam
P. 295
324. Khoai mài:
Tên khoa học: D io sco re a p e rs im ilis
Cũng được gọi là củ mài. Củ Khoai mài là một loại dây leo,
có thân củ như các loại khoai. Người dân thường ăn để chống
đói. Khoai mài còn là vị thuốc bổ có tính thu sáp. Khoai mài còn
gọi là Hòai sơn, có khả năng trị đái đêm, di tinh, viêm ruột kinh
niên, mồ hôi trộm có ban đêm.
Khoai mài có vị ngọt, tính bình vào 4 kinh tỳ, vị, phế, thận,
sinh tân, bình suyễn, sáp tinh bạch đới tiểu tiện nhiều lần. Liều
dùng ngày 12 gram đến 25 gram thuốc sắc hay thuốc bột quậy
với nước uống như sữa, mát tiêu hóa và bổ.
Thuốc bổ cho dạ dày và dường ruột : Khoai mài 12 gram,
Bạch truật 10 gram, Phục linh 6 gram, Trần bì 4 gram, nước
500ml sắc uông. Chia 2 lần uống trong ngày. Khoai mài nhào
thành bột nhão đắp lên chỗ mụn lâu lành miệng, ngày thay
1 lần.
325. Khoai tây:
Tên khoa học: So la u u m tuberosum L
Hiện nay ta đang trồng phát triển Khoai tây vào vụ Đông.
Khoai tây được làm lương thực là chủ yếu. Chế tinh bột dùng
cho lương thực. Làm chất hồ vải, hồ giấy, làm công nghệ
dược phẩm.
Khi ăn Khoai tây mọc mầm hay vỏ củ tái màu dễ bị ngộ dộc,
phát sinh đau bụng, nôn mữa, suy giảm hô hấp, nên lưu ý.
202