Page 397 - 1000 Nhân Vật Lịch Sử
P. 397

9 3 8 .  N guyễn  M ạnh  T ường  (1909 - 1997)
         N h à  h o ạ t đ ộ n g  ch ín h  trị,  N h à  giá o ,  N h à  n g h iê n  cứu.

                    Quê  xã  Cổ  Nhuế,  huyện  Từ  Liêm,  nay  thuộc  xã  cổ
                    Nhuế,  huyện  Từ  Liêm,  thành  phố  Hà  Nội.  Ỏng  xuất
                    thân trong gia đình công chức,  từng đi du học  ở Pháp.
                    Năm  23  tuổi,  ông  đỗ  hai  bằng  tiến  sĩ  luật  học  và  văn
                    chương ở Pháp,  trở thành một trong những người Việt
                    Nam có  học vị chính  quy cao nhất  lúc  đó.  Sau  đó  ông
                    trở  về  nước,  giảng  dạy  ở  trường  Bưởi  (nay  là  trường
                    Chu  Văn  An,  Hà  Nội),  Trường  Cao  đẳng  Công  chính
                    Đông  Dương,  Đại  học  Hà  Nội.  Sau  Cách  mạng  Tháng
                    Tám  năm  1945,  ông  tích  cực  tham  gia  hoạt  động
                    chính trị,  là một thành viên trong phái đoàn Việt Nam
                    tại Hội nghị  Đà Lạt (1946).  Từ năm  1954,  ông là Hiệu
                    phó  Trường  Đại  học  Sư  phạm  Hà  Nội,  chuyên  tâm
                    nghiên cứu  lý luận giáo dục,  nổi tiếng là  một nhà giáo
                    tài  hoa  và  uyên  bác.  Ông  có  sở  trường  về  văn  Pháp
                    ngữ,  có  những  dấu  ấn  đặc  biệt  thể  hiện  trong  văn
                    phong  khoa  học  và  sáng tác.  Tác  phẩm tiêu  biểu  gồm
                    Lý luận  giáo  dục  châu  Âu  từ Erasme  đến  Rousseau,
                    Kẻ bị ruồng bỏ (L'Excommunié)...


      9 3 9 .  N guyễn  T rinh  Tường  (TK XIX)
          C ử n h â n  N h o  h ọ c  triề u  N g u y ễ n

                    Quê  xã  Thạch  Xá,  huyện  Thạch  Thất,  nay  thuộc  xã
                    Chàng  Sơn,  huyện  Thạch  Thất,  thành  phố  Hà  Nội.
                    Ông  thi  đỗ  cử  nhân  khoa  Tân  Sửu  (1841)  đời  vua
                    Thiệu Trị.  Ông làm quan trong triều  đình nhà Nguyễn
                    đến chức Tri phủ.

      396
   392   393   394   395   396   397   398   399   400   401   402