Page 14 - Nhân Vật Lịch Sử Tiêu Biểu
P. 14
quan trọng nhất (và có thê là duy nhất) là nghề nông và việc binh
được giao cho nhùng vị phụ tá tài năng: Nồi Hầu và Cao Lỗ. Làng
xã bắt đầu ổn định và dần dần hoàn thiện. Nghề nông đã tập
trung vào công việc khẩn hoang, tiếp tục đắp đê ngăn lụt và coi
việc hộ đê là công việc quan trọng sống còn. Cùng vối nghề nông,
nghê' thủ công như dệt cửi, làm chiếu, nung gạch ngói, chế tạo đồ
gốm, thợ rèn... khá phát triển. Việc binh đã bắt đầu có tính chuyên
biệt và có nhũng bước tiến đáng khâm phục như xây dựng thành
lũy, chế tạo vũ khí, rèn luyện binh lính... Tiêu biểu nhất là Thục
An Dương Vương đã cho xây dựng thành cổ Loa, nơi đây vừa làm
trung tâm của kinh đô mâi, vừa làm thị thành để phát triển sản
xuất thủ công nghiệp, vừa làm quân thành để chống lại nguy cơ
giặc ngoại xâm.
Thắng lợi của quân dân Âu Lạc chống quân xâm lược Triệu Đà
là một chiến cóng tiêu biểu trong thời kỳ này. Nhờ những quyết
sách đúng đắn của Nhà nước Au Lạc và tinh thần quật khởi của
người Việt mà quân Triệu Đà bị chặn đánh và chịu th ất bại từ xa.
Song ngay tiếp đó, sự thất thú thành Cô Loa lại là sự kiện đê lại
bài học cảnh tính về chống “diễn biến hòa bình” ngay từ thuở bình
minh của đât nước. Sau khi Thục An Dương Vương đê m ất nưổc
vào tay quân xâm lược phong kiến phương Bác, dân tộc Việt Nam
rơi vào một thời kỳ đen tôi kéo dài trong lịch sử, thường gọi là thời
Bắc thuộc (thuộc quốc của phong kiến phương Bắc). Các cuộc khởi
nghĩa liên tục nố ra như khởi nghĩa Hai Bà Trứng, Bà Tnệu, Lý Bí,
Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ,
Dương Đình Nghệ... Dĩ nhiên, các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại
do nhiều nguyên nhân, trong đó, cùng với nguyên nhàn nhỏ yếu về
thực lực quân sự, còn có nguyên nhân hết sức quan trọng là dân ta
thời bấy giò chưa khẳng định được phương thức xây dựng và bảo
vệ đất nước một cách hoàn chỉnh.
Với chính sách nô dịch nhằm đồng hóa dân tộc ta, bọn phong
kiến phương Bắc tìm cách áp đặt nền thông trị từ thể chê chính
16