Page 23 - Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam
P. 23
CỘI NGUỒN VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÀN TỘC VIỆT NAM
Có những chữ sau này ta quen gọi là Hán Việt
ta đã học với người Tàu, nhưng không đọc bằng
giọng Tàu mà phát âm theo giọng Việt, thí dụ :
Mạnh hẩu, tiếng Tàu là cái miệng, ta đọc là mẫn
khẩu. Tại sao vậy ? Nếu chẳng có ý thức độc lập
về ngôn ngữ (như Henri Maspéro nói) thì làm sao
lại biến hóa cả tiếng của người đô hộ mình như
vậy. Theo phương pháp này thì người Việt đọc bao
nhiêu chữ Hán ra giọng Việt cũng được. Và chữ
H án càng nhiều bao nhiêu thì tiếng Việt càng
phong phú bấy nhiêu.
Trong quá trình giao lưu hàng ngàn năm với
văn hóa Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã không
ngừng phát triển bằng cách tiếp nhận có chọn lọc
những yếu tố tích cực của văn minh vật chất và
tinh thần Trung Hoa để bổ sung, làm giàu cho nền
văn hóa của mình. Đồng thời người Việt Nam từ
các nhà lãnh đạo trí thức cho đến người dân bình
thường đều có ý thức mạnh mẽ trong việc bảo tồn
bản sắc văn hóa dân tộc của chính mình.
Nhưng lịch sử cũng đang còn có một điều còn
phải tiếp tục suy nghĩ - đó là hệ thống chữ viết
23