Page 85 - Trang Phục Việt Nam
P. 85

đặt ở lăng Đinh Hương, Hiệp Hòa, Bắc Ninh (thế kỷ XV) phải chăng là tiền
  thân của loại mũ Người cưỡi báo ở tượng gỗ (nửa sau thế kỷ XVII) đình
  Chu Quyến, Ba Vì, Hà Tây, cũng là loại mũ được vẽ trong tranh Quan võ
  thuộc thế kỷ XVIII ở đền Độc Lôi, Nghệ An. Có sự phát triển là thân mũ
  được làm thêm chóp tròn cao và có những múi dọc từ đỉnh xuống vành mũ
  trông như hình quả bí ngô và đỉnh mũ được trang trí ngù đỏ…
       Kể từ thời Hùng Vương dựng nước, đến nhà Lê, ta thấy đây là một
  vương triều mà mọi tổ chức trong xã hội đều đang được chính qui hóa
  từng bước một cách chặt chẽ, hoàn chỉnh.
       Quá trình kháng chiến đánh đuổi giặc Minh giành thắng lợi to lớn cho đất
  nước đã bồi đắp thêm trong nhân dân truyền thống về ý thức tự cường,
  độc lập dân tộc. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, thiên anh hùng ca bất
  hủ, bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc vẫn còn vang vọng trên
  khắp núi sông thấm đượm trong tư tưởng, tâm hồn từng con người Đại
  Việt, một dân tộc có “nền văn hiến đã lâu”, một đất nước có phong tục tập
  quán tốt đẹp.















      1. Tượng hậu bà Nguyễn Thị Ngọc Toàn, vợ vua Mạc Đăng Dung (chùa Trà Phương, Hải Phòng). 2.
  Tượng hậu (chùa Bối Khê, Hà Tây)
           Bên cạnh yếu tố truyền thống chiến đấu, ý thức độc lập dân tộc, nền nếp
  thẩm mỹ…, triều Lê chấp nhận và vận dụng tư tưởng Nho giáo trong công
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90