Page 209 - Trang Phục Việt Nam
P. 209
phối của ý thức hệ phong kiến, khi có tang đều tuân thủ những qui định về
gia lễ.
Có năm loại trang phục lễ tang (gọi tắt là tang phục): trảm thôi, ti thôi; cơ
phục; đại công; tiểu công; ti ma.
1.a. Trảm thôi là trang phục đại tang, để trở cha, mẹ 3 năm. Trảm thôi có
nghĩa là may áo không cắt mà dùng phương pháp chặt vải cho các mép
vải xơ ra một cách tiều tụy, tỏ ý đau đớn. áo trảm thôi dài, rộng, tay thụng
may bằng thứ xô rất thô, xấu, không viền gấu, không cài khuy mà chỉ buộc
[78]
dải. Ở lưng áo có may thêm một miếng vải gọi là phụ bản . Hai vai có
[79]
hai miếng gọi là thích .
Con trai, mặc áo trảm thôi còn phải buộc một sợi dây gai ngang lưng và
đội một loại mũ gọi là mũ rơm. Mũ rơm hình vành bánh xe, tết bằng rơm
hay lá chuối khô, ở trên có chằng hai dải vải xô hình chữ thập, có một quai
cũng bằng vải xô để đeo dưới cằm. Còn phải chống gậy, cha chết thì con
chống gậy tre. Phải chọn thứ tre màu sẫm đen (màu tang tóc). Sở dĩ chọn
tre vì cây tre bốn mùa không đổi màu, ví như tình cảm thương đau của
người con không bao giờ giảm sút. Gậy tre để tròn, tượng trưng cho trời,
ý coi cha như trời cao.
Mẹ mất thì con chống gậy bằng gỗ cây vông. Cây vông còn có tên là
đồng tượng, đồng nghĩa là “cùng”, ý rằng lòng mẹ vẫn cùng hợp với cha.
Gậy vông được đẽo phần trên tròn, phần dưới vuông. Hình vuông tượng
trưng cho đất, ý coi mẹ như đất dày.
Chống gậy để tỏ ra là người con có hiếu, vì quá buồn thương, khóc lóc
đến nỗi ốm yếu, không đủ sức đi đứng như bình thường, phải dựa vào cây
gậy mới đi đứng được. Trong đám tang, mỗi người con trai đội một mũ
rơm, chống một gậy. Vắng người nào, mũ và gậy phải được treo ở cạnh
bàn thờ hay đặt theo áo quan để mọi người cùng biết.
Con gái, con dâu để trở đại tang cũng mặc xô gai nhưng không chống
gậy, không đội mũ rơm mà xõa tóc, đội mũ mấn. Gọi là mũ nhưng chỉ là
miếng vải xô chiều ngang khoảng 30cm, chiều dài khoảng hơn 1m gập đôi
lại nhưng để hai đầu vải so le, rồi khâu một cạnh, trùm lên đầu thành một
hình chóp.