Page 182 - Trang Phục Việt Nam
P. 182
cổ, gấu áo bỏ ra ngoài váy. Có cả các loại quần thun bó sát, ống ngắn,
hoặc rộng dài hơn.
Sau năm 1968, chiếc váy mi ni ra đời, ngắn trên đầu gối, càng ngắn
càng hợp thời trang. Loại áo khoét cổ có bớt đi, áo không tay và ngắn tay
lại phát triển. Áo dài tay cài khuy “măng sét” cũng được sử dụng. Đặc biệt
áo sơ mi may rất dài. Có loại thân trước vạt áo xẻ thành mấy đường, có
thêu trang trí…
Quần Âu ống loe 30cm-40cm xuất hiện với nhiều loại thắt lưng da các
màu, to bản. Người ta dùng cả thắt lưng bằng kim khí. Và cho đến những
năm về sau này, ống loe đã phát triển lên tới 50cm rồi 60cm, gấu quần
không vén, không máy mà được đốt thành những hình sóng lượn, hoặc để
te tua.
Áo quần kiểu “híp pi” đã một thời chiếm lĩnh mốt thời trang Sài Gòn. Áo
may bằng vải xô mỏng, thêu rối rắm, tay dài hoặc tay ngắn. Có loại áo may
rất ngắn, để hở cả lưng, bụng, ống tay áo dài hoặc ngắn nhưng rộng, gấu
tay áo thít lại cho tay áo phồng lên. Quần bò “zin” bó mông, bạc phếch, có
khi vá miếng da ở đầu gối, ở mông…
Xuất hiện thêm loại váy dài đến mắt cá chân, có hàng khuy từ cạp váy
xuống gấu, cài mấy khuy là tùy thuộc người mặc.
Về đầu tóc, từ năm 1954, nhiều bà đã thôi búi tóc mà uốn quăn. Tóc của
nữ thanh niên cũng diễn ra đủ kiểu: cắt ngắn, uốn điện, và tạo một số dải
tóc uốn thành hình móc câu xuống trước trán; hoặc để tóc dài, uốn lượn
sóng, hoặc cuộn những búp (Ăng lê) đung đưa quanh đầu.
Rồi đến giai đoạn uốn tóc, trở lại rẽ đường ngôi giữa và để tóc buông
thả tự nhiên đến ngang vai, ngang lưng, gió thổi bay lòa xòa che cả mặt.
Hoặc cuộn thành nhiều cuộn tóc nhỏ trên đầu, hoặc đánh rối làm cho tóc bù
xù…
Giày dép cũng thay đổi nhanh chóng. Năm 1954-1959, phụ nữ giàu sang
mới có điều kiện đi giày da đế mỏng, mũi nhọn, gót cao. Ít năm sau, người
ta đi giày mũi cong, gót vuông, thấp. Nếu mặc áo dài thì phải đi guốc gỗ
gót cao, sơn mài hay sơn các màu, hoặc có vẽ hoa lá. Tiếp theo là những
đôi giày rất cao, rất thô và những đôi guốc cũng thật cao, vượt quá