Page 12 - Trang Phục Việt Nam
P. 12
3. Trang phục phụ nữ khi không lao động 4. Trang phục chiến binh
Qua những hiện vật khảo cổ đã tìm được, có thể thấy đàn bà có hai loại
váy:
- Váy kín (váy chui), hai mép vải được khâu lại thành hình ống.
- Váy mở (váy quấn) là một mảnh vải quấn vào thân mình.
Váy ngắn mặc chấm đầu gối. Kiểu khác dài đến gót chân (có lẽ loại sau
là trang phục khi không lao động hoặc của tầng lớp trên).
Đàn ông thường đóng khố. Khố là một dải vải, chiều ngang khoảng
10cm (20cm thì gặp đôi lại), chiều dài khoảng 1,2m hoặc dài hơn nữa. Tùy
theo chiều dài của khổ vải, người ta quấn một hoặc nhiều vòng quanh
bụng, thả đuôi khố (ngắn hoặc dài) về phía sau. Có trường hợp thả đuôi
khố về phía trước. Qua các khối tượng nổi, đàn ông Đông Sơn thường
cởi trần, nhưng với những hình trang trí trên các hiện vật đồng thau khác,
có thể họ đã mặc những chiếc áo chui đầu hay những tấm áo choàng có
hoa văn trang trí.
Căn cứ một số hiện vật bằng gốm, mảnh gỗ, miếng da còn lại thì màu
sắc thời đó thường dùng là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt…
Chất liệu màu vẽ là sơn (sơn ta nguyên chất), phẩm (loại đặc biệt không
thể phai khi thấm nước).
Qua bao nhiêu thế kỷ, khí hậu khắc nghiệt đã phá hủy đi nhiều di vật (nhất
là các di vật bằng chất liệu dễ hỏng như vải vóc). Màu sắc của trang phục
thời dựng nước không có nhiều hiện vật để khảo cứu, nhưng ta có thể
phỏng đoán trang phục của người Việt cổ ít nhiều cũng đã dùng những
màu như trên đã kể.
Do điều kiện sống bằng săn bắn, hái lượm, đánh bắt cá hoặc làm ruộng
nước vất vả, nên đầu tóc người dân phải gọn gàng. Đàn ông và đàn bà
thường cắt tóc ngắn đến ngang vai hoặc thỉnh thoảng có lối buộc túm tóc
sau đầu rồi thả dài xuống gáy, một số ít cắt ngắn đến chân tóc.
Khi búi tóc, đàn ông, đàn bà đều búi tròn sau gáy hoặc búi ngược một
phần lên đỉnh đầu, một phần tết thành đuôi sam thả ra phía sau lưng. Ngoài